Bình Định duyệt chủ trương đầu tư dự án Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways tại Nhơn Hội

Cập nhật: 17:43 | 20/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành quyết định chính thức phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways của hãng hàng không Bamboo Airways đặt tại khu quy hoạch Trung tâm nghiên cứu đào tạo nguồn nhân lực thuộc lõi Khu đô thị Du lịch sinh thái Nhơn Hội.

binh dinh duyet chu truong dau tu du an vien dao tao hang khong bamboo airways tai nhon hoi

Bamboo Airways bay đúng giờ nhất toàn ngành hàng không Việt Nam 5 tháng liên tiếp

binh dinh duyet chu truong dau tu du an vien dao tao hang khong bamboo airways tai nhon hoi

Chuyến bay đặc biệt của Bamboo Airways khởi đầu hành trình “bay Xanh”

binh dinh duyet chu truong dau tu du an vien dao tao hang khong bamboo airways tai nhon hoi

Bamboo, Vietjet thông báo ngừng khai thác một số đường bay nội địa

Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways có quy mô 10 hecta, tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng cho giai đoạn thành lập và phát triển trường.

Dự kiến sau khi đi vào hoạt động từ quý I/2022, Viện sẽ đào tạo gần 3.500 sinh viên/năm, tập trung đào tạo chuyên môn nghiệp vụ ngành như: Phi công, Tiếp viên hàng không, Kỹ thuật, Khai thác Mặt đất và các chức năng đào tạo cơ bản…

binh dinh duyet chu truong dau tu du an vien dao tao hang khong bamboo airways tai nhon hoi

Bên cạnh đó, Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways sẽ liên kết với Trường Đại học Quốc tế Du lịch – Công nghệ - Hàng không Hạ Long – là mô hình Trường Đại học quốc tế do Tập đoàn FLC đang nghiên cứu và trình Thủ tướng phê duyệt để thực hiện đào tạo các chuyên ngành như Quản trị vận tải, Vận hành hàng không quốc tế, Quản trị cảng hàng không và hoạt động bay, Quản trị marketing và quảng cáo hàng không…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long kêu gọi Hãng hàng không Bamboo Airways triển khai thực hiện dự án theo đúng tiến độ và mục tiêu, đồng thời bổ sung Dự án vào Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo tính toán của Cục Hàng không Việt Nam, dự kiến giai đoạn 2020 - 2030, Việt Nam sẽ có 250 máy bay và cần khoảng 200 phi công/năm để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Trong khi trên thực tế, các trung tâm đào tạo huấn luyện phi công tại Việt Nam hiện mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu, hầu hết nhân lực phải đào tạo tại nước ngoài, chi phí đào tạo cao, thâm hụt nguồn lực xã hội và đặc biệt không chủ động được nguồn nhân lực.

Theo các khảo sát, thu nhập của nghề phi công vẫn nằm trong nhóm thu nhập “đáng mơ ước nhất” trên thị trường lao động, trong đó các hãng hàng không tư nhân mới như Bamboo Airways hay Vietjet Air sẵn sàng đãi ngộ phi công với mức lương bình quân lên tới 200 triệu/tháng.

Quân Vương