BIDV liệu có “bỏ quên” quyền lợi của cổ đông?

Cập nhật: 19:41 | 03/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Năm 2018, ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV (mã chứng khoán BID) đã “mạnh tay” trích lập dự phòng rủi ro tín dụng với con số lên tới 18.800 tỷ đồng, chiếm tới 2/3 lợi nhuận. Nhiều ý kiến cho rằng BIDV liệu có “bỏ quên” quyền lợi của cổ đông hay không khi trích lập dự phòng ở mức cao như vậy.  

bidv lieu co bo quen quyen loi cua co dong

Lý giải nguyên nhân giá cổ phiếu của BIDV liên tiếp "lao dốc"

bidv lieu co bo quen quyen loi cua co dong

Áp lực tứ bề, BIDV gặp nhiều khó khăn trong năm 2019

bidv lieu co bo quen quyen loi cua co dong

Trích lập dự phòng rủi ro, tác động lớn tới kết quả lợi nhuận ngân hàng

Kết thúc năm 2018, BIDV vẫn là ngân hàng “ôm” khối nợ xấu lớn nhất hệ thống. Tổng nợ xấu của ngân hàng này sau kiểm toán là trên 18.802 tỉ đồng (chiếm 1,9%), chênh lệch hơn 2.100 tỉ đồng so với con số gần 16.700 tỉ đồng (chiếm 1,69%) ghi trên báo cáo tài chính hợp nhất chưa kiểm toán. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn lên tới 7.170 tỷ đồng. Nợ xấu cao tỷ lệ thuận với việc trích lập dự phòng cũng phải cao. Ngân hàng này đã dành khoảng 18.900 tỉ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng mạnh hơn 4.000 tỉ đồng so với năm ngoái. Tổng số dư trích lập dự phòng rủi ro tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác của BIDV năm 2018 là gần 110 tỉ đồng, tăng gấp đôi so với con số năm 2017.

Đến cuối tháng 3/2019, Chất lượng tài sản nội bảng vẫn còn đáng chú ý với tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,7% (so với 1,6% của quý I/2018) và tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu giảm còn 70,2% (so với mức 80,7% của quý I/2018). Theo BIDV, sau khi kiểm toán BCTC, một số khoản nợ đã được yêu cầu chuyển từ nhóm 2 sang nhóm 3 và 4 khiến nợ nhóm 2 giảm còn tỷ lệ nợ xấu tăng lên.

Trong quý I/2019 ngân hàng đã xóa nợ 4,9 nghìn tỷ, giảm so với 7,8 nghìn tỷ của quý I/2018. Chi phí dự phòng giảm 13,7% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 48,5% tổng thu nhập hoạt động và 67,3% lợi nhuận thuần trước dự phòng của BIDV. Tuy nhiên, trong khi chi phí dự phòng quý I/2018 chiếm tới 2/3 chi phí dự phòng cả năm thì chi phí dự phòng quý I/2019 mới chiếm 1/4 kế hoạch 20.200 tỷ. Do đó, chi phí dự phòng cho 3 quý cuối năm dự đoán sẽ tăng nhanh hơn và ảnh hưởng nhiều hơn đến tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia tài chính ngân hàng, nợ xấu ở mức cao, các nhà băng sẽ gia tăng trích lập dự phòng rủi ro, vì thế lợi nhuận sẽ tiếp tục sụt giảm. Lợi nhuận thấp không những khiến các nhà băng không có nguồn tích lũy để tăng vốn mà quyền lợi cổ đông cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Vì quyền lợi chính đáng của từ lợi nhuận đã bị nhà băng giữ lại để xử lý nợ xấu do trong hoạt động tín dụng của ngân hàng gây ra.

Quay trở lại với thực tế của BIDV trong 2 năm 2017 và 2018 họ đã trích lập dự phòng ở mức cao, trong khi đó ngân hàng này hoạt động chủ yếu ở mảng tín dụng, lĩnh vực chủ yếu phát sinh nợ xấu. Câu hỏi đặt ra lúc này là đến bao giờ BIDV mới đưa được nợ xấu về mức hợp lý? đến bao giờ BIDV không trích lập dự phòng ở mức cao để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho cổ đông? vẫn chưa có lời giải thỏa đáng.

Anh Khang