Bất chấp căng thẳng Biển Đỏ, Dệt may Thành Công (TCM) báo lãi tháng 1/2024 cao nhất 9 tháng

Cập nhật: 09:30 | 28/02/2024 Theo dõi KTCK trên

Tháng đầu năm, Dệt may Thành Công lãi sau thuế 977 USD, tương ứng khoảng 24 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ, lên mức cao nhất 9 tháng trở lại đây. Doanh nghiệp khẳng định căng thẳng tại Biển Đỏ ít ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu, đồng thời tiết lộ đã vượt kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý I/2024.

Mới đây, ngày 27/2/2024, Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công, HOSE: TCM) đã cập nhật bản tin nhà đầu tư, thông tin về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh tháng 1/2024.

Bất chấp căng thẳng Biển Đỏ, Dệt may Thành Công (TCM) báo lãi tháng 1/2024 cao nhất 9 tháng
Bất chấp căng thẳng Biển Đỏ, Dệt may Thành Công báo lãi tháng 1/2024 cao nhất 9 tháng

Theo đó, trong tháng đầu năm, doanh thu của Dệt may Thành Công đạt hơn 14.3 triệu USD (tương ứng 353 tỷ đồng), tăng 43% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 977 USD (khoảng 24 tỷ đồng), tăng 62% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp này trong 9 tháng trở lại đây, kể từ tháng 5/2023.

Được biết, doanh thu dệt may của doanh nghiệp đến từ 3 mảng chính, trong đó sản phẩm may chiếm 75% cơ cấu, theo sau là vải (14%) và sợi (8%).

Bất chấp căng thẳng Biển Đỏ, Dệt may Thành Công (TCM) báo lãi tháng 1/2024 cao nhất 9 tháng
Kết quả kinh doanh tháng 1/2024 của Dệt may Thành Công (Nguồn: Dệt may Thành Công)

Về tình hình đơn hàng, hiện Dệt may Thành Công đã vượt kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý I/2024 và đã nhận khoảng 80% kế hoạch doanh thu cho đơn hàng quý II. Theo dự báo tình hình xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2024 và tình hình tiếp nhận đơn hàng hiện tại, doanh nghiệp kỳ vọng tình hình đơn hàng xuất khẩu sẽ khả quan hơn so với năm 2023 vừa qua.

Cần biết, trong năm 2023 vừa qua, doanh thu của Dệt may Thành Công đã giảm 23%, đạt xấp xỉ 3.300 tỷ đồng. Luỹ kế năm 2023, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp gần 132 tỷ đồng, giảm 53% so với năm trước, xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017. Doanh thu hao hụt, lợi nhuận “chạm đáy", doanh nghiệp không thể hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2023 khi chỉ thực hiện được 85% chỉ tiêu doanh thu cùng 55% kế hoạch lợi nhuận.

Trở lại với tình hình kinh doanh tháng 1/2024, Dệt may Thành Công cho hay, châu Á vẫn là thị trường xuất khẩu chủ đạo của doanh nghiệp này khi chiếm tới 74,9% tỷ trọng doanh thu. Trong đó, dẫn đầu là thị trường Nhật Bản (28,61%), kế đến là Hàn Quốc (22,93%) và Trung Quốc (9,99%). Khu vực xuất khẩu mang về doanh thu cao thứ hai là thị trường châu Mỹ với tỷ trọng 20%, trong đó Mỹ chiếm 12,41% còn Canada chiếm 7,43%.

Đáng chú ý, xuất khẩu sang thị trường châu Âu (EU) chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 4,8% tổng doanh thu. Dệt may Thành Công chi biết, doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu theo điều kiện FOB và nhập khẩu nguyên vật liệu, hàng hóa theo điều kiện CIF. Do đó, tình hình khủng hoảng Biển Đỏ trong thời gian quá ít ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển cũng như thời gian giao hàng doanh nghiệp này.

“Tình hình xuất nhập khẩu của công ty vẫn diễn ra bình thường và không gặp những rào cản hay khó khăn nào về ảnh hưởng của tình hình xung đột tại Biển Đỏ đã và đang diễn ra trong thời gian qua”, Dệt may Thành Công nhấn mạnh.

Bất chấp căng thẳng Biển Đỏ, Dệt may Thành Công (TCM) báo lãi tháng 1/2024 cao nhất 9 tháng
Tình hình xuất khẩu tháng 1/2024 của Dệt may Thành Công (Nguồn: Dệt may Thành Công)

Lời khẳng định của Dệt may Thành Công cũng như kết quả kinh doanh được công bố nói trên được xem là tín hiệu lạc quan, bắt nhịp cho sự “vực dậy” của doanh nghiệp sau một năm làm ăn kém sắc.

Trên thực tế, nhiều nhiều tổ chức tài chính dự báo, mặc dù triển vọng đơn hàng trong năm nay của ngành dệt may Việt Nam sẽ ở mức tích cực hơn nhưng các thách thức vẫn đang hiện hữu, đặc biệt tình trạng căng thẳng tại Biển Đỏ sẽ tác động tiêu cực đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong quý I/2024.

Trong đó, Quỹ đầu tư VinaCapita lưu ý, nhu cầu từ thị trường Mỹ còn yếu sẽ kìm hãm quá trình phục hồi của ngành dệt may Việt Nam. Đơn vị này cũng dẫn các nguồn tin thị trường cho biết, các đối tác quốc tế đã thông báo cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam về việc chuẩn bị đón lượng đơn hàng lớn hơn trong năm nay, nhưng các đơn hàng này lại được chia nhỏ hoặc ở dưới dạng đơn giao gấp nhiều hơn thay vì kế hoạch nhập hàng trước từ 6 - 12 tháng như trước đây.

Kết phiên 27/02, cổ phiếu TCM đóng cửa ở mức 43.350 đồng/cp, tăng 6% so với đầu năm, nhưng thấp hơn 14% so với mức đỉnh ngắn hạn xác lập hồi tháng 6/2023.

Dệt may Thành Công (TCM) định ngày chốt danh sách tạm ứng cổ tức đợt 1/2022

Năm 2022, TCM đã lên kế hoạch chia cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 20%, đồng thời đặt mục tiêu doanh thu 4.180 ...

Dệt may Thành Công (TCM) bán gần hết cổ phiếu SAV của Savimex

Trước đó, TCM đăng ký bán toàn bộ 1,4 triệu cổ phiếu SAV đang nắm giữ, tỷ lệ 7,59%, trong thời gian từ 19/04 -18/05. ...

Dệt may Thành Công (TCM) chỉ thực hiện được 55% mục tiêu lợi nhuận năm 2023

Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (Dệt may Thành Công, HoSE: TCM) vừa công bố báo cáo tài ...

Hà Lê