Bảo vệ người tiêu dùng trong mua sắm online

Cập nhật: 11:26 | 19/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Mua sắm online dường như là xu thế trong những năm gần đây khi có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, hình thức thương mại điện tử vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khi có nhiều loại hàng giả, hàng nhái mà khách hàng có thể gặp phải.  

bao ve nguoi tieu dung trong mua sam online Năm sàn thương mại điện tử ký kết 'Nói không với hàng giả'
bao ve nguoi tieu dung trong mua sam online Báo cáo Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019 có gì đáng chú ý?
bao ve nguoi tieu dung trong mua sam online Trang thương mại điện tử Robins tuyên bố ngừng hoạt động

Nếu hơn một thập kỷ trước, mua sắm trực tuyến còn là một khái niệm xa lạ với đa số người tiêu dùng Việt Nam thì nay nó đã dần trở lên quen thuộc. Với chi phí rẻ và nhiều sự lựa chọn hơn, hoạt động mua sắm trực tuyến ngày càng phát triển mạnh và là một lĩnh vực hấp dẫn, thu hút được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp và người dân, đặc biệt là đối với người tiêu dùng trẻ tuổi. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng này thì những vụ khiếu nại liên quan đến chất lượng hàng hóa mua bán online cũng ngày càng tăng.

Vừa qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) đã tổ chức lễ ký cam kết “Nói không với hàng giả trong thương mại điện tử”, với sự tham gia của 5 sàn thương mại điện tử lớn của Việt Nam, gồm: Adayroi.com, Lazada.vn, Sendo.vn, Shopee.vn, Tiki.vn.

bao ve nguoi tieu dung trong mua sam online
Thương mại điện tử hiện nay dường như đang "bùng nổ".

Mục đích lớn nhất của cam kết này là nhằm tăng cường công tác phối hợp và thực thi giữa các đơn vị thuộc Bộ Công thương, các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan về công tác chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường internet. Đồng thời, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các doanh nghiệp sở hữu các website thương mại điện tử trong việc bảo vệ người tiêu dùng.

Với mục tiêu đó, các doanh nghiệp đại diện tham gia lễ ký cam kết thể hiện rõ trách nhiệm và quyết tâm mạnh mẽ trong việc chung tay đẩy lùi nạn hàng giả, cam kết bán hàng hóa bảo đảm chất lượng, nguồn gốc; không tiếp tay cho các đối tượng lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hướng tới phát triển thương mại điện tử bền vững.

Trong năm 2018, tốc độ tăng trưởng đạt mức 30%, với tổng mức doanh thu bán lẻ TMĐT đạt trên 8 tỷ USD. Tuy nhiên, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hiện ngày càng nhiều trên các gian hàng trực tuyến, các vi phạm cũng ngày càng tinh vi.

Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của thương mại điện tử như người mua và người bán chỉ trao đổi qua mạng mà không gặp mặt trực tiếp hoặc công cụ tìm kiếm thuận lợi... đã dễ dàng "tiếp tay" cho hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... xuất hiện ngày càng nhiều và tinh vi trên môi trường internet.

Không khó để nhận thấy trên một số trang bán hàng online rao bán nhiều sản phẩm với giá rẻ đến bất ngờ. Điển hình như đồng hồ Rolex E10; đồng hồ nhãn hiệu Guess, Movado, Tissot… có giá chỉ vài trăm nghìn đồng đến hơn một triệu đồng/sản phẩm… Trong khi giá chính hãng của những sản phẩm này lên tới vài chục nghìn đến hàng trăm nghìn USD.

Theo Tổng cục Quản lý thị trường, các trường hợp vi phạm chủ yếu là không đăng ký, tập trung vào các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ. Hầu hết các trang web này đều đăng hình ảnh hàng hóa thật để thu hút người tiêu dùng và giá rất rẻ do là hàng nhái, giả... nhất là mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, pháo...

Có thể dễ dàng nhận thấy những ưu điểm, lợi ích mà hoạt động mua sắm trực tuyến mang lại cho doanh nghiệp, cũng như người tiêu dùng. Nhưng để hình thức này mang lại lợi ích thực sự trọn vẹn, bên cạnh nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước, thì sự chủ động của người tiêu dùng trong việc tìm hiểu, nâng cao nhận thức cũng đóng vai trò rất quan trọng.

Minh Dương

Tin cũ hơn
Xem thêm