Bản tin tài chính ngân hàng ngày 18/12: Doanh nghiệp phải bồi dưỡng cán bộ ngân hàng để được vay vốn

Cập nhật: 09:55 | 18/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 18/12/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: Vietcombank chốt ngày chia cổ tức bằng tiền mặt, tỉ lệ 8%, Doanh nghiệp phải bồi dưỡng cán bộ ngân hàng để được vay vốn,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1812 doanh nghiep phai boi duong can bo ngan hang de duoc vay von

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 17/12: Sacombank ngừng hoạt động 4 phòng giao dịch

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1812 doanh nghiep phai boi duong can bo ngan hang de duoc vay von

Sự kiện ngành ngân hàng nổi bật tuần qua (9 - 13/12)

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1812 doanh nghiep phai boi duong can bo ngan hang de duoc vay von

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 16/12: Dòng chảy kiều hối về Việt Nam tăng mạnh

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1812 doanh nghiep phai boi duong can bo ngan hang de duoc vay von

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 13/12: Cảnh báo tin nhắn giả danh ngân hàng để lừa đảo

HDBank được chấp thuận mở 5 chi nhánh và 17 phòng giao dịch

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mới đây đã chấp thuận thành lập 5 chi nhánh và 17 phòng giao dịch của Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM (HDBank).

Theo đó, NHNN chấp thuận việc HDBank thành lập 5 chi nhánh: Bạc Liêu, Ninh Thuận, Phú Thọ, Hà Nam và Sơn La.

Đồng thời, các phòng giao dịch của HDBank được NHNN chấp thuận thành lập gồm: Gò Công, Cái Bè (trực thuộc Chi nhánh Tiền Giang); Bình Tân (trực thuộc Chi nhánh Vĩnh Long); Bù Đăng, Chơn Thành (trực thuộc Chi nhánh Bình Phước); Di Linh, Bảo Lộc (trực thuộc Chi nhánh Lâm Đồng); Phan Rí (trực thuộc Chi nhánh Bình Thuận); Tuy An, Hòa Hiệp (trực thuộc Chi nhánh Phú Yên); Sơn Trà, Điện Bàn (trực thuộc Chi nhánh Quảng Nam); Hương Trà (trực thuộc Chi nhánh Huế); Ba Đồn (trực thuộc Chi nhánh Quảng Bình); Thuận Thành (trực thuộc Chi nhánh Bắc Ninh); Việt Yên (trực thuộc Chi nhánh Bắc Giang) và Duy Minh (trực thuộc Chi nhánh Bến Tre).

HDBank có trách nhiệm thực hiện các thủ tục khai trương hoạt động, đăng kí, đăng báo đối với các chi nhánh, phòng giao dịch đã được chấp thuận thành lập theo qui định của NHNN về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại và các qui định của pháp luật hiện hành có liên quan và các qui định của pháp luật hiện hành có liên quan.

Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày kí văn bản này, HDBank phải khai trương hoạt động các chi nhánh và phòng giao dịch đã được chấp thuận. Quá thời hạn, văn bản chấp thuận của NHNN đương nhiên hết hiệu lực.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1812 doanh nghiep phai boi duong can bo ngan hang de duoc vay von
Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Đức Vinh tiếp tục chi tiền mua thêm gần 1 triệu cổ phiếu ESOP của VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank – Mã: VPB) thông báo ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc ngân hàng đã mua vào thành công hơn 996.000 cổ phiếu VPB trong tổng số hơn 1 triệu cổ phiếu đăng kí trước đó, tương ứng tỉ lệ mua thành công 99,6%.

Đây là lượng cổ phiếu được VPBank chào bán theo chương trình lựa chọn cán bộ nhân viên (ESOP) năm 2019. Giao dịch được thực hiện thông qua trung tâm lưu kí chứng khoán trong ngày 16/12/2019.

Ước tính theo giá chào bán 10.000 đồng/cp, dự kiến ông Vinh đã chi ra gần 10 tỉ đồng để thực hiện giao dịch trên.

Sau giao dịch, hiện ông Vinh đang nắm giữ tổng cộng 32,4 triệu cp, tương đương 1,28% vốn điều lệ ngân hàng.

Trước đó, ông Nguyễn Đức Vinh cũng đã mua thành công 15,4 triệu cổ phiếu VPB theo chương trình ESOP này, chiếm gần 50% lượng chào bán (31 triệu cp) và nâng lượng cổ phiếu VPB sở hữu lên 31,4 triệu cp.

Trong năm 2018, VPBank cũng từng phát hành gần 33,7 triệu cổ phiếu ESOP. Trong đó, riêng ông Nguyễn Đức Vinh, CEO của ngân hàng, đăng kí mua 15,55 triệu cổ phiếu, chiếm tới 46% lượng chào bán.

Phương án chào bán 31 triệu cổ phiếu quĩ, tương đương 1,288% số cổ phiếu đang lưu hành cho cán bộ nhân viên với giá 10.000 đồng/cp, tương ứng giá trị 310 tỉ đồng đã được thông qua tại đại hội cổ đông thường niên năm nay.

Lượng cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng ba năm và được giải tỏa dần theo tỉ lệ: 30% số cổ phần đầu tiên được giải tỏa sau một năm; 35% tiếp theo được giải tỏa sau hai năm và 35% cổ phần cuối cùng được giải tỏa sau ba năm.

Xu hướng nới lỏng tiền tệ có thể khiến lãi suất trái phiếu chỉnh phủ sẽ giảm tiếp trong năm 2020

Số liệu thống kê từ CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) cho thấy rính từ đầu năm đến nay, có tổng cộng 197.419 tỉ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) được phát hành, cao hơn 19% so với cả năm 2018 và chủ yếu là để tài trợ nguồn trả nợ gốc.

Tuy nhiên, lượng TPCP tăng thêm (phát hành – đáo hạn) từ đầu năm đến nay thực chất giảm 28% so với cả năm 2018. Lượng phát hành các kì hạn 5 năm và 7 năm tiếp tục thu hẹp, chỉ khoảng 13.700 tỉ đồng, tương đương 7% tổng lượng phát hành. Kì hạn trái phiếu trúng thầu bình quân tăng từ 12,15 năm trong 2018 lên 13,57 năm.

Theo ước tính của SSI Research, năm 2020 có khoảng 128.000 tỉ đồng TPCP đến hạn (gồm cả 1 tỉ USD trái phiếu ngoại tệ) cao hơn 11,6% so với 2019. Nhu cầu đầu tư TPCP để tăng tài sản có thanh khoản của các NHTM và xu hướng nới lỏng tiền tệ sẽ khiến lãi suất TPCP rất có thể sẽ giảm tiếp trong 2020 nhưng mức giảm sẽ nhỏ hơn nhiều so với 2019 và nằm trong khoảng 30 - 50 điểm.

Trong tuần từ 9/12 - 13/12, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) đã dừng gọi thầu sau 4 tuần phát hành liên tiếp. KBNN gọi thầu 6.000 tỉ đồng với các kì hạn 10,15 và 20 năm. Nhu cầu với kì hạn 10 và 15 năm khá cao và toàn bộ lượng gọi thầu được bán hết, đây cũng là 2 kì hạn được các NHTM ưa thích.

Trên thị trường thứ cấp, thanh khoản liên ngân hàng giảm bớt đã khiến lãi suất nhích tăng ở hầu hết kì hạn. Cụ thể, lợi tức TPCP các kì hạn 1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm lần lượt là 1,55%/năm, 1,82%/năm, 2,01%/năm, 3,51%/năm, 3,65% năm, 4,07%/năm và 4,49%/năm.

Thanh khoản thị trường cải thiện với tổng giá trị giao dịch chỉ đạt 45.700 tỉ đồng, tăng 10,5% so với tuần trước trong đó giao dịch outright chiếm 58%.

Kho bạc Nhà nước từ chối thanh toán 68,3 tỉ đồng chi chưa đủ thủ tục

Đại diện Kho bạc Nhà nước ngày 17/12 cho biết: Năm 2019, các đơn vị kho bạc đã phát hiện khoảng 16.625 khoản chi chưa đủ thủ tục theo qui định; yêu cầu bổ sung các thủ tục cần thiết và số tiền thực từ chối thanh toán là 68,3 tỉ đồng.

Đối với chi đầu tư xây dựng cơ bản, tính đến ngày 30/11, lũy kế vốn đầu tư công giải ngân thuộc kế hoạch năm 2019 là hơn 244.973 tỷ đồng, đạt 63,7% kế hoạch năm 2019 Chính phủ giao.

Thông qua kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, hệ thống KBNN đã từ chối thanh toán số tiền 82,7 tỷ đồng do chủ đầu tư đề nghị thanh toán khối lượng phát sinh chưa được phê duyệt, hoặc chưa đủ hồ sơ thanh toán theo quy định.

Tính đến hết ngày 15/12, lũy kế thu Ngân sách Nhà nước (NSNN) trong cân đối đạt 1.414.290 tỷ đồng, bằng 100,21% so với dự toán năm 2019 được giao. Ước đến ngày 31/12, tổng thu NSNN đạt mục tiêu vượt 5% so với dự toán được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN năm 2019 đạt được một số kết quả. Đối với chi thường xuyên, tính đến ngày 30/11, hệ thống KBNN đã thực hiện kiểm soát đạt 731.613 tỷ đồng, đạt 70,2% dự toán chi thường xuyên của NSNN qua KBNN (không bao gồm chi trả nợ, viện trợ, chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính, dự phòng).

Vietcombank chốt ngày chia cổ tức bằng tiền mặt, tỉ lệ 8%

Hội động quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) vừa phê duyệt phương án thanh toán cổ tức năm 2018 cho các cổ đông.

Theo đó, Vietcombank sẽ chi trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông với tỉ lệ 8% (theo mệnh giá), tương đương mỗi cổ phiếu được nhận 800 đồng. Ngày đăng kí cuối cùng để thực hiện quyền nhận cổ tức năm 2018 là 31/12/2019, tương ứng với ngày giao dịch không hưởng quyền là 30/12/2019. Ngày thanh toán cổ tức là 15/1/2020.

Với hơn 3,7 tỉ cổ phiếu đang được lưu hành, dự kiến Vietcombank sẽ chi khoảng 2.970 tỉ đồng để trả cổ tức cho các cổ đông. Trong đó, riêng cổ đông Nhà nước (sở hữu 74,8% vốn) sẽ nhận được khoảng 2.220 tỉ đồng.

Trước đó, tại đại hội cổ đông thường niên 2019, Vietcombank đã thông qua phương án chia cổ tức năm 2018 với tỉ lệ 8% bằng tiền hoặc cổ phiếu, bằng mức cổ tức năm 2017.

Doanh nghiệp phải bồi dưỡng cán bộ ngân hàng để được vay vốn

Theo Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 02 năm 2019 và Nghị quyết 35 năm 2016 của Chính phủ do VCCI thực hiện từ góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của Việt Nam đã có những cải thiện theo thời gian.

Tuy nhiên, đang có sự cải cách không đồng đều giữa các lĩnh vực khi một số lĩnh vực liên tục có sự chuyển biến tích cực nhưng một số lĩnh vực khác chưa có những cải thiện đáng kể. Nói cách khác, có cơ quan nỗ lực cải cách thực chất, nhưng cũng có những cơ quan thực hiện một cách đối phó, hình thức.

Kết quả khảo sát của VCCI cho thấy, các lĩnh vực về đăng ký thành lập doanh nghiệp và tiếp cận điện năng vẫn tiếp tục được các doanh nghiệp đánh giá cao, trong khi các lĩnh vực về phá sản doanh nghiệp, bảo vệ nhà đầu tư và thủ tục xuất nhập khẩu vẫn chưa có những cải thiện đáng kể theo đánh giá của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chỉ số nộp thuế là lĩnh vực Việt Nam có nhiều cải thiện mạnh mẽ được ghi nhận trong Báo cáo Doing Business 2020 do WB công bố. Theo Nghị quyết 02/2019/NĐ-CP, Chính phủ đặt ra mục tiêu cải thiện chỉ số nộp thuế và bảo hiểm xã hội trong Báo cáo Doing Business lên 30 - 40 bậc so với kết quả năm 2019, trong đó năm 2019 thứ hạng của Việt Nam cần tăng 7 - 10 bậc.

Trong năm 2019, những nội dung quan trọng nhất liên quan đến cải cách thủ tục hành chính thuế bao gồm việc tiếp tục triển khai ứng dụng CNTT trong nộp thuế, và rà soát đơn giản hóa TTHC thuế.

Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng làm việc với lãnh đạo Ngân hàng Wells Fargo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Tại buổi làm việc, ông Wells Fargo, Chủ tịch Khối Khách hàng doanh nghiệp và đầu tư, Ngân hàng Wells Fargo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đánh giá cao những thành quả của nền kinh tế Việt Nam nói chung và kết quả điều hành chính sách tiền tệ của NHNN nói riêng.

Ông Wells Fargo bày tỏ mong muốn được cập nhật thông tin về hệ thống ngân hàng Việt Nam, chính sách điều hành của NHNN để ổn định hệ thống, nâng cao chất lượng quản trị và các chỉ số an toàn cũng như kế hoạch tăng vốn của các NHTM nhà nước, đồng thời báo cáo với NHNN về hợp tác giữa NHNN và Wells Fargo trong thời gian qua, định hướng hợp tác trong thời gian tới.

Phó Thống đốc cũng chia sẻ thông tin về chính sách điều hành của NHNN trong việc ổn định hệ thống, nâng cao chất lượng quản trị và các chỉ số an toàn. NHNN luôn theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình kinh tế thế giới để từ đó điều hành các công cụ chính sách tiền tệ đồng bộ, chủ động, linh hoạt, nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ đảm bảo thanh khoản của các TCTD, thị trường ngoại hối và mặt bằng lãi suất thị trường, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại và xử lý nợ xấu của các TCTD. Đồng thời, chính sách tiền tệ được phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa; thường xuyên trao đổi thông tin, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành về điều hành chính sách tiền tệ, giá hàng hóa dịch vụ, dự báo lạm phát, làm cơ sở để tính toán liều lượng, mức độ điều chỉnh giá các mặt hàng Nhà nước quản lý phù hợp mục tiêu kiểm soát lạm phát chung, ổn định thanh khoản thị trường tiền tệ, ngoại tệ.

NHNN ban hành kế hoạch rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có Quyết định ban hành Kế hoạch hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 của NHNN (Kế hoạch). Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Theo đó, mục đích của Kế hoạch này là tiến hành rà soát thường xuyên nhằm phát hiện quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội để kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, rà soát các quy định của NHNN nhằm đảm bảo phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn được ban hành sau, tạo thuận lợi cho việc thực thi những văn bản này.

Kế hoạch quy định, các Vụ, Cục, đơn vị tại trụ sở chính NHNN (có thực hiện hoạt động chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật), thường xuyên, liên tục thực hiện rà soát văn bản do đơn vị mình chủ trì soạn thảo ngay khi có căn cứ pháp lý để rà soát nhằm đảm bảo phù hợp quy định của các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn được ban hành sau; rà soát căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội theo đúng quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.

Kế hoạch quy định rõ, Vụ Pháp chế đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Vụ, cục, đơn vị và xây dựng báo cáo tình hình rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật năm 2020 của NHNN trình Thống đốc NHNN ký gửi Bộ Tư pháp theo quy định của pháp luật về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật.

Hoài Dương