Bản tin tài chính ngân hàng ngày 16/12: Dòng chảy kiều hối về Việt Nam tăng mạnh

Cập nhật: 09:53 | 16/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin tài chính ngân hàng ngày 16/12/2019 do Thời báo Chứng khoán Việt Nam cập nhật có những nội dung chính sau đây: Dòng chảy kiều hối về Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) chính thức tăng vốn lên hơn 4.100 tỉ đồng,…

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1612 dong chay kieu hoi ve viet nam tang manh

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 13/12: Cảnh báo tin nhắn giả danh ngân hàng để lừa đảo

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1612 dong chay kieu hoi ve viet nam tang manh

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 12/12: Ngân hàng Indonesia muốn mở rộng hoạt động sang thị trường Việt Nam

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1612 dong chay kieu hoi ve viet nam tang manh

Bản tin tài chính ngân hàng ngày 11/12: Nhu cầu chuyển tiền quốc tế qua ngân hàng tăng mạnh

Dòng chảy kiều hối về Việt Nam tiếp tục tăng mạnh

Theo các chuyên gia kinh tế, năm nay lượng kiều hối chuyển về Việt Nam sẽ tiếp tục tăng do nền kinh tế ổn định, lòng tin của kiều bào lớn nên lượng kiều hối đổ về ngoài cho mục đích tiêu dùng còn dành cho đầu tư.

Phân tích sâu hơn, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thời gian qua, Chính phủ có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng hơn, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, làm tăng niềm tin vào thị trường, do đó đã thu hút kiều bào chuyển tiền về nước tham gia sản xuất, kinh doanh…

Bên cạnh đó, chính sách tỷ giá, ngoại hối có tác động tích cực trong việc thu hút nguồn kiều hối về Việt Nam.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, lượng kiều hối trong 11 tháng qua đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến trong tháng 12 là 1 tỷ USD, cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trưởng khoảng trên 9% so với năm 2018.

Kiều hối đã giúp phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh phát triển.

Theo chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu, thời gian tới để tiếp tục thu hút lượng kiều hối đổ về Việt Nam, Chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ thiết thực hơn trong việc thu hút đầu tư như chính sách đầu tư, thương mại dành riêng cho người Việt ở nước ngoài.

Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá để kiều bào ở nước ngoài tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam thông qua các Văn phòng lãnh sự, Ủy ban người Việt ở nước ngoài... Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục linh hoạt trong công tác điều hành giữ ổn định tỷ giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.

ban tin tai chinh ngan hang ngay 1612 dong chay kieu hoi ve viet nam tang manh
Ảnh minh họa

Chính phủ ban hành kế hoạch hành động giải quyết rủi ro rửa tiền

Theo Quyết định số 474/QĐ-TTg, Chính phủ đã phê duyệt Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012 - 2017 và Kế hoạch hành động giải quyết những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2019 - 2020.

Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012 - 2017 đã xác định rủi ro rửa tiền quốc gia là trung bình cao, rủi ro về tài trợ khủng bố quốc gia là thấp. Báo cáo cũng đã xác định rủi ro rửa tiền cụ thể cho các lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, casino...

Kế hoạch hành động được chia thành 5 nhóm hành động gồm: 1. Nhóm các biện pháp liên quan đến khuôn khổ pháp luật; 2. Nhóm các biện pháp liên quan đến quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền; 3. Hợp tác trong nước; 4. Các sản phẩm tài chính toàn diện; 5. Hợp tác quốc tế.

Theo Báo cáo kết quả đánh giá rủi ro quốc gia về rửa tiền, tài trợ khủng bố giai đoạn 2012 - 2017, xu hướng và kỹ thuật rửa tiền, tiền và tài sản do phạm tội tạo ra và nguy cơ các lĩnh vực trong nền kinh tế bị lạm dụng vào rửa tiền, nguy cơ rửa tiền mức trung bình.

Thông tư 22 và các quyết định giảm lãi suất ảnh hưởng tích cực tới ACB?

Theo nhận định của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), Thông tư 22 mới sẽ trung hòa vấn đề thanh khoản dư thừa tại ACB khi nâng mức trần tỉ lệ cho vay/huy động (LDR).

Tỉ lệ LDR của ACB theo Thông tư 36 (cũ) đã dao động xung quanh mốc 77% trong nhiều năm, tạo ra áp lực cho nhu cầu huy động của ACB dù tình hình thanh khoản dư thừa được ghi nhận trong danh mục tiền gửi liên ngân hàng.

Do đó, VCSC dự báo với việc áp dụng Thông tư 22 sẽ làm giảm áp lực cho huy động khách hàng cũng như tăng khả năng tận dụng lượng tiền mặt dư thừa cho các tài sản sinh lời cao hơn, do đó sẽ mang lại sự tăng trưởng tỉ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của ACB.

Cùng với đó, các chuyên gia kì vọng tích cực vào tác động trong trung hạn từ hai quyết định giảm lãi suất của NHNN tới NIM của ngân hàng. Cụ thể, mức giảm lãi suất tiền gửi có kì hạn từ 1 - 6 tháng (chiếm khoảng 60% tiền gửi khách hàng tại ACB) được đánh giá là cao hơn mức giảm lợi suất cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) (chiếm khoảng 33% khoản vay khách hàng).

VCSC dự báo tỉ lệ NIM cho năm 2019 và 2020 sẽ tăng 5 điểm cơ bản/năm trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng lần lượt đạt 17% và 15%.

Bên cạnh đó, tỉ lệ cho vay trên tài sản bảo đảm thấp sẽ tạo ra dư địa cho diễn biến tiếp tục hoàn nhập dự phòng trong năm 2020. Nếu chu kì tín dụng tiếp tục có diễn biến thuận lợi, như kì vọng, ACB sẽ có triển vọng hoàn nhập thêm dự phòng trong năm 2020 ngoài lượng hoàn nhập đã thực hiện trong năm 2019.

Báo cáo của VCSC cũng cho rằng ACB đang đi đúng hướng nhằm hoàn thành thương vụ bancasurrance độc quyền vào cuối năm 2020. Manulife đã kí kết hợp đồng phân phối không độc quyền trong tháng 9/2019 và hoạt động cùng AIA nhằm cung cấp dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cho ACB.

Kí hợp đồng với FWD, Vietcombank có thể giành 5,3% thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc

Giữa tháng 11, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank - Mã: VCB) đã hợp đồng đồng bancassurance độc quyền với hãng bảo hiểm FWD. Theo nhận định của nhiều bên, thương vụ này sẽ đem lại 400 triệu USD lợi nhuận cho Vietcombank, bao gồm giá trị thâu tóm 18 triệu USD cho 45% cổ phần tại Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Vietcombank-Cardif (VCLI) cùng với các thành phần ghi nhận trong giai đoạn cuối năm 2019 - đầu năm 2020.

Theo đánh giá của CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC), với qui mô bán lẻ hơn 10 triệu khách hàng, phí môi giới bảo hiểm mà Vietcombank nhận được trong tương lai sẽ nhanh chóng bắt kịp mức phí môi giới bảo hiểm của các ngân hàng đang đi đầu trong lĩnh vực này như là MBBank, Techcombank và VIB.

VCSC cho rằng Vietcombank sẽ giành được 5,3% thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc và ghi nhận mức phí môi giới đạt 35 triệu USD trong năm đầu tiên hợp tác với FWD là 2020.

Về triển vọng tương lại, Vietcombank đang đi đúng tiến độ trở thành doanh nghiệp niêm yết đầu tiên tiếp cận với mức lợi nhuận trước thuế là 2 tỉ USD tới năm 2022.

VCSC cho rằng ngân hàng có triển vọng tăng trưởng doanh thu mạnh mẽ trong dài hạn với tốc độ tăng trưởng kép đạt 19,3% trong giai đoạn 2018 - 2022, nhờ NIM và phí bancassurance dự phóng cao, với tỉ lệ thu nhập/chi phí và chi phí tín dụng dự phóng lần lượt thấp hơn 40% và 1,5% trước năm 2022.

Thông qua việc tận dụng lợi thế này, ngân hàng có thể cho vay mua nhà với lãi suất cạnh tranh so với các ngân hàng khác và nhanh chóng mở rộng độ bao phủ thị trường.

Luỹ kế 11 tháng đầu năm, hơn 204.000 tỉ đồng trái phiếu chính phủ được phát hành

Theo thống kê của CTCP Chứng khoán Vietcombank (VCBS), trong 11 tháng, có tổng cộng 204.009 tỉ đồng trái phiếu chính phủ (TPCP) được phát hành tương đương 78,5% kế hoạch năm 2019. Trong đó khối lượng phát hành tập trung chủ yếu vào kì hạn 10 và 15 năm.

VCBS nhận định trong bối cảnh Chính phủ vẫn đang nỗ lực cải thiện giải ngân đầu tư công cùng diễn biến ngân sách thuận lợi, nhiều khả năng lượng trái phiếu phát hành sẽ không đạt kế hoạch năm 2019.

Trong tháng 11, lãi suất trúng thầu tiếp tục giảm tại tất cả các kì hạn. Cụ thể, lãi suất trúng thầu ghi nhận ở mức ở 2,37% ( giảm 48 điểm so với tháng trước); 3,51% (giảm 7 điểm); 3,65% (giảm 11 điểm); 4,02% (giảm 30 điểm) và 4,64% (giảm 1 điểm) cho các kì hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm.

Đã có 26.126 tỉ đồng trái phiếu được huy động trong tháng 11 từ Kho bạc Nhà nước (KBNN), tăng gần 30% so với tháng 10. Cụ thể, KBNN huy động 400 tỉ đồng; 5.450 tỉ đồng; 5.345 tỏ đồng; 1.718 và 816 tỉ đồng trái phiếu tại các kì hạn 5 năm, 10 năm, 15 năm, 20 năm và 30 năm.

Thanh khoản dồi dào khiến nhu cầu tăng cao tại tất cả các kì hạn: tỉ lệ đăng kí - gọi thầu đạt 3,8 lần trong tháng này và tổng giá trị trúng thầu - gọi thầu tăng đạt 78,45%.

Trong khi đó, Ngân hàng Phát triển (NHPT) huy động 1.100 tỷ đồng, 1.150 tỷ đồng, 5.000 tỷ đồng và 5.147 tỷ đồng tại các kỳ hạn 5 năm, 7 năm, 10 năm và 15 năm. Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) không huy động trái phiếu trong tháng này.

Các chuyên gia phân tích của VCBS cho rằng thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng sẽ là yếu tố quyết định ảnh hưởng lên thị trường trái phiếu khi bất kì căng thẳng thanh khoản nào nếu có ngay lập tức có thể tạo ra những tác động tiêu cực lên lợi suất.

Ngân hàng Quốc Dân (NCB) chính thức tăng vốn lên hơn 4.100 tỉ đồng

Theo đó, NHNN quyết định sửa đổi nội dung về vốn điều lệ qui định tại Giấy phép hoạt động do Thống đốc NHNN cấp cho NCB và quyết định về việc cấp Giấy phép hoạt động cho ngân hàng.

Vốn điều lệ của NCB là 4.101,6 tỉ đồng. NCB có trách nhiệm thực hiện qui định tại Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 đối với nội dung sửa đổi nêu trên.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày kí và là một bộ phận không tách rời của Giấy phép hoạt động do Thống đốc NHNN cấp cho ngân hàng và quyết định về việc cấp Giấy phép hoạt động.

Trước đó, vào tháng 6, NCB đã chào bán gần 184,56 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và hơn 14,88 triệu cổ phiếu cho cán bộ, công nhân viên với tỉ lệ chào bán thành công đạt gần 90%.

Theo kế hoạch, NCB dùng toàn bộ số tiền thu được từ đợt phát hành cổ phiếu này để nâng cấp cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ thông tin, phát triển ngân hàng số, đầu tư thay đổi và xây dựng hình ảnh thương hiệu, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ, mở rộng mạng lưới cũng như tăng cường quản trị rủi ro, quản trị điều hành.

Cổ phiếu ngân hàng tuần qua: VCB, BID, CTG khởi sắc, vốn hóa toàn ngành tăng gần 21.500 tỉ đồng

Kết thúc tuần tuần giao dịch vừa qua (9/12 - 13/12), giá trị vốn hóa của 18 ngân hàng niêm yết trên hai sàn và giao dịch tại thị trường UPCoM đạt 903.488 tỉ đồng, tăng gần 21.500 tỉ đồng so với mức đóng cửa tuần trước (ngày 6/12), tương ứng với mức tăng 2,4%.

Trong đó, Vietcombank tiếp tục là nhà băng có vốn hóa lớn nhất thị trường ở mức 327.865 tỉ đồng, chiếm hơn 36% tổng vốn hóa ngành ngân hàng và gấp 2,3 lần ngân hàng xếp thứ hai là BIDV (vốn hóa 143.244 tỉ đồng).

Ngược lại, NCB, Kienlongbank và VietBank tiếp tục là ba ngân hàng có vốn hóa thấp nhất ngành, lần lượt ở mức 2.920 tỉ đồng, 3.237 tỉ đồng và 6.285 tỉ đồng.

Tuần qua, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước ghi nhận sự tăng mạnh về vốn hóa và là động lực tăng trưởng chính của toàn ngành. Cụ thể, vốn hóa Vietcombank tăng 4,1%, tương đương gần 13.000 tỉ đồng; BIDV tăng 5,7%, tương đương gần 7.700 tỉ đồng và VietinBank tăng 1,5%, tương đương hơn 1.100 tỉ đồng.

Trong tuần qua, có tới 11/18 cổ phiếu ngân hàng tăng giá. Trong đó, NVB là cổ phiếu tăng mạnh nhất (7,8%). Đứng sau NVB về mức tăng giá là ba cổ phiếu của nhóm ngân hàng thương mại nhà nước. Cụ thể, BID (BIDV) tăng 5,7%; VCB (Vietcombank) tăng 4,1% và CTG (VietinBank) tăng 1,5%.

Xét về thanh khoản, trong tuần có tổng cộng gần 182 triệu cp ngân hàng được giao dịch tương ứng với giá trị đạt 3.466 tỉ đồng, tăng 45,5% về khối lượng và tăng 43,6% về giá trị so với tuần trước.

Trong đó, TCB là mã có khối lượng giao dịch lớn nhất với gần 33,9 triệu đơn vị được trao tay, tương ứng giá trị hơn 772 tỉ đồng.

Xếp tiếp sau TCB về thanh khoản lần lượt là EIB với gần 30,6 triệu cp và NVB với hơn 29,8 triệu cp…

Hoài Dương