Bản tin bất động sản chiều ngày 5/8: Hơn 600 ha đất nông nghiệp tại Đà Nẵng bị "bức tử"

Cập nhật: 15:59 | 05/08/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Bản tin bất động sản chiều ngày 5/8 có những nội dung đáng chú ý sau: Đà Nẵng: Hơn 600 ha đất nông nghiệp bị "bức tử";

Đà Nẵng: Hơn 600 ha đất nông nghiệp bị "bức tử"

Lúa vụ mùa đã trổ trên khắp các cánh đồng miền Trung nhưng ở huyện Hòa Vang, nhiều cánh đồng bao phủ bởi cỏ dại xen lẫn đất đá. Nhớ lại những cánh đồng mênh mông màu xanh của lúa trước đây giờ bị “bức tử”, nhiều nông dân nước mắt chực trào vì xót xa.

ban tin bat dong san chieu ngay 58 hon 600 ha dat nong nghiep tai da nang bi buc tu

Bên mảnh ruộng rộng một sào trước nhà, vợ chồng ông Phan Thanh Phương (thôn Phước Thuận - Phước Hậu, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang) những ngày này đang đào đất, rào tre lại để trồng… rau muống. Phải đào sâu xuống cả mét đất, hốt sạch đất sét, vợ ông Phương mới có thể gieo rau muống.

Từ 20 năm nay, hàng chục mỏ khoáng sản lần lượt được cấp phép khai thác vây kín cả thôn Phước Thuận. Qua từng mùa mưa, đất đá từ trên núi tràn xuống đồng ruộng gây tắc nghẽn mương thủy lợi, “bức tử” hàng chục hecta đất sản xuất của người dân.

“Đất không trồng trọt gì được phải bỏ hoang đó, làm nông như tôi giờ phải chuyển sang bán nước mía, xót xa lắm!”, ông Phương thở dài nói.

"Làng biệt thự" triệu đô Hà Nội lại chìm trong biển nước, dân chèo thuyền vào nhà

Sống trong những ngôi biệt thự, nhà liền kề hoành tráng có giá trị cả triệu đô la, nhưng những cư dân ở khu đô thị khu Geleximcon vẫn nói với nhau "cứ mưa to là họ rẽ sóng ra khơi, được đi thuyền trên phố".

ban tin bat dong san chieu ngay 58 hon 600 ha dat nong nghiep tai da nang bi buc tu

Hoàn lưu bão số 3 gây mưa ở Hà Nội khiến khu đô thị Geleximco (xã An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) do Tập đoàn Geleximco làm chủ đầu tư ngập sâu trong 'biển' nước trong hai ngày cuối tuần vừa qua. Nhiều người dân bơi thuyền "dạo" quanh khu đô thị.

Nước ngập sâu, khiến việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, nhiều phương tiện đi qua đây chết máy phải dắt bộ. Nhiều hầm nhà liền kề của người dân ở khu đô thị bị nước tràn vào ngập sâu, người dân liên tục phải dùng máy bơm để bơm nước ra ngoài. Thậm chí, nhiều người mang thuyền ra bơi quanh khu đô thị.

Thanh tra dự án làng nghề bị “hô biến” thành khu đô thị

Không chỉ tự ý phân lô bán nền khu đất được cấp phép làm dự án làng nghề, để dân xây dựng nhà ở kiên cố, CTCP Xây dựng đô thị số 1 Hà Nội, đơn vị chủ đầu tư dự án còn thể hiện cách làm "lạ" trong giải phóng mặt bằng, lấy đất.

ban tin bat dong san chieu ngay 58 hon 600 ha dat nong nghiep tai da nang bi buc tu

Ngày 1/8, trao đổi với PV Báo Giao thông, bà Nguyễn Thị Chính, thôn Phúc Linh, xã Hương Lâm, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang bức xúc cho biết: "Ngay từ lúc chưa triển khai, tôi đã nghi ngờ đây không phải là dự án phát triển làng nghề mà thực chất là lợi dụng chính sách để lấy đất của người dân để buôn bán bất động sản nên kịch liệt phản đối, chưa nhường mặt bằng cho chủ đầu tư. Tuy nhiên, trước sức ép về việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất của chính quyền huyện, xã, gia đình tôi cùng nhiều hộ khác đã buộc phải chấp hành".

Cũng theo bà Chính và nhiều người dân trong thôn thì biện pháp giải phóng mặt bằng (GPMB) trong dự án có nhiều bất thường khi ông Đinh Văn Tưởng, Tổng giám đốc Công ty CP Xây dựng đô thị số 1 Hà Nội (quê tại thôn Đông Trước, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa, gần vị trí xây dựng làng nghề - PV) đến gặp, vẽ nên khung cảnh sầm uất của làng nghề để lấy đất và tiền của dân. Công ty này còn đưa ra chính sách đổi đất nông nghiệp lấy đất ở trong dự án. Theo đó, các hộ bị thu hồi 1,5 sào ruộng sẽ không được nhận tiền bồi thường mà phải nộp thêm 65 triệu đồng để nhận lại một 1 lô đất ở có diện tích 72m2 tại góc cuối dự án với lời hứa 3 tháng sau sẽ được cấp sổ đỏ, xây dựng nhà ở.

Hà Tĩnh: 5 lần đấu giá bất thành, dự án đô thị hàng trăm tỷ đồng thành nơi thả bò

Mặc dù, đã 5 lần tổ chức đấu giá nhưng đến nay dự án khu đô thị Đông Nam huyện Kỳ Anh vẫn chưa thể bán được bộ hồ sơ nào. Phía chủ đầu tư cho rằng do Hội đồng giá tăng lên 20 – 30% khiến người dân, doanh nghiệp không dám bỏ tiền mua.

ban tin bat dong san chieu ngay 58 hon 600 ha dat nong nghiep tai da nang bi buc tu

Dự án Hạ tầng khu dân cư đô thị, thương mại và dịch vụ tổng hợp Đông Nam huyện Kỳ Anh có diện tích hơn 17 ha, thuộc địa bàn các xã Kỳ Thư, Kỳ Văn và Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh). Dự án được khởi công từ năm 2016 do Trung tâm Phát triển quỹ đất (PTQĐ) – Sở Tài Nguyên Môi Trường (TNMT) Hà Tĩnh làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 130 tỷ đồng được vay từ Quỹ đầu tư và phát triển Hà Tĩnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Dự án bao gồm các hạng mục hạ tầng hoàn chỉnh như san nền, hệ thống đường giao thông, hệ thống mương thoát nước, thoát thải, hệ thống điện nước…

Sau khi hoàn thiện hạ tầng, ngày 14/12/2017, Trung tâm PTQĐ đã tiến hành ký hợp đồng với Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Hà Tĩnh tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất lần một đối với 88/160 lô. Theo Quyết định của UBND tỉnh phê duyệt, giá khởi điểm bán đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án có mức giá từ 6 – 11 triệu đồng/m2, tùy diện tích và vị trí từng lô đất. Tuy nhiên, phiên đấu giá này không có bất kỳ hồ sơ nào tham gia. Sau đó, Trung tâm Phát triển quỹ đất tiếp tục tổ chức phiên đấu giá lần 2 nhưng kết quả cũng không khác đợt 1.

Mắc kẹt tiền tỷ vì officetel, mất ăn mất ngủ vì tin lời cò

Cách đây hơn 1 năm, sau khi được nhân viên tư vấn, chị Nguyễn Ngọc Trang (Ba Đình, Hà Nội) xuống tiền mua căn officetel có mức giá gần 1,5 tỷ đồng chưa đầy đủ 45 m2. Ở thời điểm mua, chị cũng nghi ngờ về tính pháp lý loại hình bất động sản mới này. Tuy nhiên, phía sàn đã tư vấn đảm bảo an toàn và lợi nhuận cho thuê hàng tháng. Không chỉ vậy, họ còn đảm bảo sẽ có sổ đỏ.

ban tin bat dong san chieu ngay 58 hon 600 ha dat nong nghiep tai da nang bi buc tu

Dự án đi vào hoạt động, sau khi bàn giao nhà, chị Trang đã cho thuê ngay được với số tiền gần 10 triệu đồng/tháng. Nhưng do gia đình đang có việc gấp cần phải bán, chị Trang nhờ sàn giúp nhưng cho tới nay đã gần nửa năm vẫn chưa thể giải quyết được.

Được biết, hiện dự án này cũng còn khá nhiều căn officetel tồn đọng mà chủ đầu tư chưa bán hết. Vì vậy khi nhà đầu tư có ý ký gửi sản, sale các sàn cũng không mấy mặn mà nhận bán.

Tương tự, một chủ nhà dự án ở đường Tố Hữu (Hà Đông) đang rao bán căt lỗ officetel 70m2 với giá 1,47 tỷ. Chủ nhà đang cho thuê với giá 10 triệu đồng/tháng, nhượng quyền khách đang thuê tới tháng 4/2020.

Theo chủ nhà, ngay từ đầu bà không có ý định đầu tư cho thuê mà chỉ tính bán lại. Đến cuối 2018, thấy nguồn cung dự án officetel mới tăng mạnh, tâm lý người mua bắt đầu nghi ngại, bà vội rao bán ra. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại bà mới chỉ bán được duy nhất một căn với giá thấp hơn dự kiến 100 triệu.

Yến Thanh