Ban hành Nghị định mới về cơ chế hoạt động của DATC là hết sức cần thiết

Cập nhật: 16:10 | 09/10/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Đánh giá về quy định pháp lý cho hoạt động của DATC, các chuyên gia cho rằng,  việc nâng cao tính pháp lý theo hướng xây dựng, ban hành Nghị định mới về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của DATC là hết sức cần thiết và sớm ban hành.

ban hanh nghi dinh moi ve co che hoat dong cua datc la het suc can thiet

DATC chuẩn bị bán đấu giá cổ phần tại MSB

ban hanh nghi dinh moi ve co che hoat dong cua datc la het suc can thiet

DATC bán đấu giá toàn bộ khoản nợ xấu

ban hanh nghi dinh moi ve co che hoat dong cua datc la het suc can thiet

Đấu giá tài sản đảm bảo nợ của DATC gắn liền với đất thuê tại thị trấn Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Bổ sung quyền hạn cho DATC là cần thiết là nhận định chung của nhiều chuyên gia kinh tế trước yêu cầu xử lý nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp hiện nay. Điều này sẽ tạo cơ hội cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) phát huy vai trò, vị thế để giải quyết nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp…

Trong khi đó, trước yêu cầu thực tiễn từ thị trường mua bán nợ, sự phát triển của DATC thì “chiếc áo” pháp lý cho DATC đã quá chặt hẹp. Điều này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của DATC.

Việc ban hành Nghị định mới, nhằm bổ sung phạm vi, đối tượng và chức năng đặc thù cho DATC góp phần giải quyết nợ xấu, nợ tồn đọng trong nền kinh tế, hỗ trợ thúc đẩy tái cơ cấu DNNN theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về tái cơ cấu nền kinh tế; Trong đó có tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng và DNNN, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là hết sức cần thiết.

ban hanh nghi dinh moi ve co che hoat dong cua datc la het suc can thiet
Ảnh minh họa

Hiện tại, Bộ Tài chính - Cơ quan chủ quản của DATC đã nghiên cứu, hoàn tất để trình Chính phủ dự thảo Nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của DATC với nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung mới so với quy định hiện hành.

Dự thảo Nghị định được đưa ra theo hướng, mở rộng phạm vi kinh doanh không chỉ là nợ xấu, mà bao gồm cả tài sản nợ đọng, dự án dở dang, dự án cần hỗ trợ xử lý nợ để hoàn thành đưa vào vận hành, khai thác.

Mở rộng đối tượng tham gia xử lý nợ và tài sản sang các tổ chức, cá nhân thuộc thành phần kinh tế khác, các đơn vị sự nghiệp thực hiện sắp xếp, chuyển đổi...

Cùng với đó, bổ sung chức năng để phát triển ngành nghề hỗ trợ ngành nghề kinh doanh chính, mở rộng ngành nghề kinh doanh mới, bao gồm: Phát triển hoạt động quản lý đầu tư, khai thác tài sản, dự án; mở rộng hoạt động tái cơ cấu DN, gắn với xử lý nợ, tài sản và dự án; phát triển hoạt động tư vấn, dịch vụ tài chính, quản lý vốn góp...

Bổ sung quyền được hỗ trợ tài chính dưới hình thức tài trợ vốn vay ngắn hạn, bảo lãnh đối với các DN được DATC tham gia tái cơ cấu có khó khăn tài chính để sớm phục hồi sản xuất kinh doanh khi các DN này đáp ứng được các điều kiện về kiểm soát của DATC, có phương án khả thi, có tài sản bảo đảm cho khoản vay.

Bên cạnh đó, các chức năng, nghiệp vụ được bổ sung sẽ giúp DATC gia tăng quy mô xử lý nợ và tài sản, nâng cao hiệu quả hoạt động, rút ngắn thời gian thu hồi vốn (quay vòng vốn nhanh), qua đó vừa nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn nhà nước, vừa rút ngắn được thời gian tái cơ cấu DN và xử lý nợ.

Tạo điều kiện cho DATC xử lý nợ, các tài sản hình thành từ hoạt động mua bán nợ, giảm tình trạng đóng băng của các khoản nợ, tài sản, nâng cao tính thanh khoản và hiệu quả sử dụng của tài sản trong nền kinh tế, tạo ra dòng vốn mới cần thiết cho các DN đang có tình hình tài chính khó khăn (có tài sản tồn đọng nhưng không khai thác, xử lý được).

Bộ Tài chính cũng cho rằng, theo Luật Doanh nghiệp thì Công ty TNHH Một thành viên được phép cho vay (do chủ sở hữu quyết định). Thực tế, VAMC là Công ty TNHH MTV do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ cũng tương đồng về chức năng xử lý nợ với DATC và VAMC cũng được thực hiện nghiệp vụ cung cấp tài chính để hỗ trợ khách hàng vay khó khăn tài chính tạm thời và phục hồi sản xuất kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 53/2013/NĐ-CP ngày 18/5/2013 của Chính phủ.

Song song với đó, cũng theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì một trong những trường hợp xác định một công ty là công ty mẹ của công ty khác nếu sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông của công ty đó.

"Như vậy, nếu theo quy định trên thì các doanh nghiệp sau khi được DATC tái cơ cấu, chuyển nợ thành vốn góp mà đạt tỷ lệ theo quy định, sẽ được coi là công ty con của DATC và việc DATC bảo lãnh vay vốn cũng đảm bảo quy định của Luật Doanh nghiệp", Bộ Tài chính lý giải.

Ngoài ra, dự thảo Nghị định cũng quy định một số nguyên tắc đối với hoạt động cung cấp tài chính, bảo lãnh của DATC đối với doanh nghiệp tái cơ cấu có vốn góp chi phối của DATC.

Cụ thể, việc cung cấp tài chính từ nguồn vốn kinh doanh của DATC được thực hiện theo 3 nguyên tắc. Thứ nhất, việc cung cấp tài chính phải gắn với phương án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt; DATC quyết định và chịu trách nhiệm về việc cung cấp tài chính cho doanh nghiệp tái cơ cấu, đảm bảo thu hồi vốn và có hiệu quả kinh tế.

Thứ hai, không cung cấp tài chính đối với các doanh nghiệp tái cơ cấu đã có kế hoạch chuyển nhượng toàn bộ vốn đầu tư của DATC được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ ba, gắn với thu hồi nợ hiệu quả. Doanh nghiệp tái cơ cấu không được sử dụng khoản cung cấp tài chính của DATC để trả nợ cho chính DATC.

Hoài Sơn