Bà Mai Kiều Liên: Thị trường sữa chưa bão hòa, cổ phiếu VNM (Vinamilk) sẽ vận động theo quy luật

Cập nhật: 09:53 | 27/04/2022 Theo dõi KTCK trên

Sáng ngày 26/4/2022, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022 theo hình thức trực tuyến.

1215-mai-kieu-lien
Bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc CTCP Vinamilk

Củng cố vị thế đầu ngành, phát triển chiến lược tiếp cận và phân phối đa kênh

Trong cuộc họp lần này, HĐQT VNM trình cổ đông phương án chia cổ tức năm 2021 bằng tiền với tỷ lệ 38,5%, trong đó Công ty đã tạm ứng 2 đợt vào tháng 9/2021 (15%) và tháng 1/2022 (14%). Cổ tức còn lại 9.5% dự kiến sẽ được chi trả vào tháng ́8/2022 theo ngày đăng ký cuối cùng là 07/07.

Bên cạnh đó, VNM dự kiến cổ tức năm 2022 cũng duy trì cùng tỷ lệ 38.5% tương ứng số tiền dự chi hơn 8,000 tỷ đồng. Công ty dự kiến sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 với tỷ lệ 15% cùng thời điểm với cổ tức còn lại của năm 2021.

Năm 2022, VNM tiếp tục duy trì cổ tức ở mức cao 38.5% tương đương năm trước. Cổ tức còn lại của năm 2021 (9.5%) và cổ tức tạm ứng đợt 1 năm 2022 (15%) dự kiến sẽ được tạm ứng vào tháng 8 tới.

Xây dựng kế hoạch cho giai đoạn 2022 - 2026, VNM tiếp tục củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam, đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, hướng đến phục vụ nhu cầu dinh dưỡng toàn diện; đặt trải nghiệm người tiêu dùng làm trọng tâm trong việc phát triển chiến lược tiếp cận và phân phối đa kênh.

Công ty sẽ đẩy nhanh tốc độ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, phát triển chiến lược tiếp cận và phân phối đa kênh.

Về tài chính, VNM đặt mục tiêu năm 2022 sẽ đem về doanh thu 64,070 tỷ đồng, tăng 5% so với năm trước; lãi ròng dự kiến đạt 9,720 tỷ đồng, thu hẹp 8%.

Nhằm nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng các mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới, VNM hợp tác cùng Vilico để đầu tư và xây dựng Nhà máy chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tại huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên. Dự án nhà máy sữa tại Hưng Yên có tổng mức đầu tư dự kiến là 4,600 tỷ đồng (gần 200 triệu USD), trên diện tích gần 25 ha, tổng công suất thiết kế ước đạt khoảng 400 triệu lít/năm.

ĐHCĐ cũng công bố thay đổi đặc biệt về mặt nhân sự, bà Lê Thị Băng Tâm sẽ rời khỏi HĐQT cũng như vị trí Chủ tịch HĐQT cho nhiệm kỳ mới của VNM.

Đại hội bầu bổ sung thay thế là ông Nguyễn Hạnh Phúc. Ông Phúc là Uỷ viên TW Đảng, Uỷ viên Đảng đoàn Quốc hội, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội, Chánh văn phòng Đảng đoàn Quốc hội, Chánh văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia.

1145-26-4-dai-hoi-vnm-3
Kế hoạch kinh doanh năm 2022 của VNM. Nguồn: VietstockFinance

VNM dự kiến doanh thu 2025 đạt 86.000 tỷ đồng

Chia sẻ về kế hoạch M&A trong 5 năm tới, Tổng Giám đốc VNM Mai Kiều Liên cho biết, công ty vẫn tập trung vào ngành tiêu dùng nhanh, liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng. Đồng thời, chốt giá sữa bột đến tháng 8/2022. Việc tăng giá sữa để đảm bảo kết quả kinh doanh 2022.

Lý giải về việc sữa là sản phẩm thiết yếu nhưng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, bà Liên chia sẻ: "Ví dụ giai đoạn vừa qua thì mì gói là sản phẩm được ưa chuộng, đáp ứng nhu cầu “no”. Trong khi đó sữa là sản phẩm cho dinh dưỡng".

Bà cho biết thêm, VNM cũng tập trung vào sản phẩm cao cấp khi nhu cầu cuộc sống lên cao. Về kênh phân phối, công ty đã có cả kênh truyền thống, hiện đại và thương mại điện tử. Trong dịch, kênh hiện đại vẫn có mức tiêu thụ tốt hơn kênh truyền thông. Xu hướng chuyển từ kênh truyền thống sang hiện đại là tất yếu.

Thương mại điện tử vẫn là một cơ hội, tuy doanh thu chưa cao nhưng đã tăng trưởng gấp 3 lần, VNM sẽ có chiến lược dài hạn cho thương mại điện tử như các doanh nghiệp quốc tế.

TGĐ Mai Kiều Liên đánh giá, thực tế Việt Nam không phải là nước có truyền thống sử dùng sữa nhiều. GDP Việt Nam còn ở mức trung bình, mức sống chưa so được với các nước phát triển. VNM đẩy mạnh truyền thông, nỗ lực đưa mức tiêu thụ sữa ở Việt Nam tăng lên. Tổng doanh thu ngàn sữa dự báo đến 2025 đạt 136 ngàn tỷ đồng, trong đó VNM đến 2025 chiếm khoảng 86 ngàn tỷ đồng.

Về sữa organic, đây là sản phẩm kén người mua. "Khi thời điểm kinh tế chín muồi thì sẽ tăng trưởng. Organic là sản phẩm chuẩn bị cho tương lai. Một số thông tin kinh doanh chúng tôi không thể tiết lộ", Bà Liên nói.

Đánh giá về sức cạnh tranh của các sản phẩm mới đưa ra thị trường, bà Liên chia sẻ: Các sản phẩm này đều mới ra từ 2020 và có xu hướng tăng trưởng bền vững. VNM kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng, đóng góp vào doanh thu lợi nhuận .

Khả năng tăng trưởng của thị trường sữa vẫn phụ thuộc vào các yếu tố cốt lõi như GDP, tốc độ trẻ em ra đời,… Do đó, thị trường sữa chưa bão hòa vẫn còn nhiều tiềm năng.

Về giá cổ phiếu, bà Liên chia sẻ: "Giá cổ phiếu trên thị trường do quy luật của thị trường. Công ty không có kế hoạch mua lại cổ phiếu quỹ".

Bà Lê Thị Băng Tâm cũng chia sẻ về kế hoạch niêm yết cổ phiếu ra thị trường quốc tế: Cách đây mấy năm VNM đã có nghiên cứu nhưng bây giờ thực hiện không dễ dàng. VNM chưa có kế hoạch trong ngắn hạn.

Thuận Thảo

Tin liên quan