AirAsia lần thứ 4 lỡ hẹn vào Việt Nam, tuyên bố sẽ không từ bỏ

Cập nhật: 22:24 | 18/04/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hãng hàng không giá rẻ Malaysia tiếp tục gặp những trở ngại để tham gia thị trường hàng không Việt Nam khi thương vụ hợp tác với Thiên Minh Group đổ bể. Đây là lần thứ 4 hãng này thất bại trong việc gia nhập thị trường Việt Nam, tuy nhiên AirAsia tuyên bố sẽ tiếp tục tìm đối tác mới chứ không từ bỏ thị trường gần 100 triệu dân.  

airasia lan thu 4 lo hen vao viet nam tuyen bo se khong tu bo Kĩ năng giúp CEO AirAsia biến một hãng hàng không 0,26 USD thành cơ ngơi hàng tỉ USD
airasia lan thu 4 lo hen vao viet nam tuyen bo se khong tu bo Không lý nào Việt Nam không thể thành công như Thái Lan!
airasia lan thu 4 lo hen vao viet nam tuyen bo se khong tu bo AirAsia muốn cất cánh tại Việt Nam trong quý II/2019

Trong thông báo phát đi ngày 17/4, AirAsia nêu rõ: "Công ty xin thông báo rằng công ty con mà chúng tôi sở hữu toàn phần AirAsia Investment Limited, cùng sự liên doanh với công ty TNHH Thiên Minh và công ty CP. Hải Âu, đã đồng tình chấm dứt hợp tác và giải phóng các bên khỏi các điều khoản hợp đồng có liên quan đến việc thành lập liên doanh tại Việt Nam, có hiệu lực từ 17/4/2019”

Tuy nhiên, AirAsia cho biết, công ty vẫn chưa từ bỏ ý định thành lập một hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam bởi đây là một thị trường với vị trí địa lý thuận lợi, một thị trường hàng không hấp dẫn với sức tăng trưởng cao.

airasia lan thu 4 lo hen vao viet nam tuyen bo se khong tu bo

Cuối năm 2018, AirAsia công bố thông tin hợp tác với Tập đoàn Thiên Minh, một công ty về du lịch tại Việt Nam thành lập hãng hàng không giá rẻ cạnh tranh trực tiếp với Vietjet Air.

Theo thỏa thuận, AirAsia sẽ sở hữu 30% của liên doanh mới, đây là tỉ lệ tối đa mà một công ty nước ngoài có thể sở hữu một doanh nghiệp hàng không tại Việt Nam, tỉ lệ này đang được xem xét nâng trần lên 49%.

Như vậy, trong lần thử sức thứ 4 thâm nhập vào thị trường hàng không Việt Nam, Tony Fernandes cùng các cộng sự lại thất bại.

Thực tế, Việt Nam đã sử dụng radar của AirAsia từ năm 2005, bốn năm sau khi thành lập hãng hàng không đầu tiên. Hãng hàng không Malaysia ban đầu đề nghị hợp tác đối với Pacific Airlines, tiền thân của Jetstar Pacific, nhưng đã thất bại trước Qantas.

Nỗ lực nghiêm túc đầu tiên của hãng để xâm nhập vào thị trường Việt Nam được thực hiện vào năm 2007 thông qua liên doanh với Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam (Vinashin), trong đó AirAsia góp 30% vốn. Hợp tác này thất bại trước sự miễn cưỡng của Chính phủ trong việc cấp phép cho các hãng hàng không mới, đặc biệt là có sự góp mặt của nhà đầu tư nước ngoài.

Ba năm sau (2010), AirAsia quay trở lại, cố gắng hợp tác cùng Vietjet, một lần nữa ước vọng của hãng này lại thất bại do những quy định nghiêm ngặt trong kinh doanh hàng không tại Việt Nam.

Trong định hướng của mình, AirAsia xác định Việt Nam là một trong những thị trường có thể giúp hãng hàng không Malaysia tăng trưởng trong vòng 3 năm tới.

Theo dữ liệu tính đến tháng 9/2018, AirAsia vận hành 127 máy bay bay tới hơn 130 điểm đến. Hãng hàng không giá rẻ với đội tàu bay lớn nhất Đông Nam Á cũng đã đặt hàng 100 máy bay thân rộng Airbus A330neo cho các chuyến bay đường dài.

Nguyễn My