Agribank tích cực góp phần nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính

Cập nhật: 17:10 | 14/06/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Agribank đang chiếm hơn 50% thị phần tín dụng tam nông và cho vay hơn 220.000 tỷ đối với tín dụng tiêu dùng. Riêng 4 tháng đầu năm nay, Agribank ghi nhận lợi nhuận trước thuế 4.100 tỷ đồng.  

agribank tich cuc gop phan nang cao kha nang tiep can dich vu tai chinh

Tổng hợp lãi suất vay mua xe một số ngân hàng hiện nay

agribank tich cuc gop phan nang cao kha nang tiep can dich vu tai chinh

Agribank đấu giá khoản nợ của Công ty CP Địa ốc Đất Vàng Việt tại Hà Nội

agribank tich cuc gop phan nang cao kha nang tiep can dich vu tai chinh

Nợ xấu của Agribank cuối năm 2018 gây bất ngờ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) cho biết, là ngân hàng thương mại (NHTM) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bám sát chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, hoạt động tín dụng những tháng đầu năm 2019 được Agribank tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là các lĩnh vực ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp và người dân; không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng; kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Đến nay, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của Agribank đạt trên 1 triệu tỷ đồng, trong đó tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn luôn duy trì trên 70% tổng dư nợ và chiếm trên 50% thị phần tín dụng "Tam nông" tại Việt Nam. Agribank đang triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách: Cho vay theo chính sách tín dụng phát triển nông nghiệp, nông thôn; Cho vay hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/tổ liên kết; Cho vay theo chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp; Cho vay ưu đãi lãi suất đối với các huyện nghèo theo NQ 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; Cho vay xây dựng Nông thôn mới; Cho vay gia súc, gia cầm; Cho vay tái canh cà phê; Cho vay phát triển thủy sản; Tín dụng ưu đãi phục vụ "Nông nghiệp sạch"…

Tuy là ngân hàng thương mại phải cạnh tranh huy động vốn theo cơ chế thị trường nhưng hàng năm Agribank vẫn dành hàng trăm ngàn tỷ đồng để hỗ trợ cho vay lãi suất thấp đối với các đối tượng khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thuộc các chương trình chính sách. Ngay từ đầu năm 2019, Agribank tiếp tục giảm 0,5%/năm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ; triển khai gói tín dụng quy mô 5.000 tỷ đồng để cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cấp bách của cá nhân, hộ gia đình với thủ tục vay vốn rút gọn và thời gian cho vay ngay trong ngày; hỗ trợ kịp thời nguồn vốn để thu mua lúa gạo, tháo gỡ khó khăn cho người dân trồng hồ tiêu; chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi khôi phục sản xuất kinh doanh sau dịch bệnh…

Thực hiện quyết tâm của Ngân hàng Nhà nước về triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và các giải pháp góp phần hạn chế tín dụng đen, Agribank cho biết đã ban hành chương trình tín dụng tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân. Trong cơ cấu tín dụng, Argibank đã đầu tư khoảng 700.000 tỷ đồng cho gần 4 triệu khách hàng cá nhân. Không chỉ đáp ứng đầy đủ nhu cầu sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn, Agribank còn cho vay đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đời sống của người dân, đến nay, dư nợ cho vay tiêu dùng, đời sống đạt gần 220.000 tỷ đồng với trên 1 triệu khách hàng, chiếm tỷ trọng 22% dư nợ cho vay của Agribank.

agribank tich cuc gop phan nang cao kha nang tiep can dich vu tai chinh
Agribank tích cực góp phần nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính. Ảnh minh họa

Để đưa vốn đến người dân kịp thời, Agribank đã triển khai nhiều kênh dẫn vốn hiệu quả, trong đó triển khai cho vay qua trên 58.000 Tổ vay vốn, Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng. Agribank đã triển khai thành công giai đoạn I Đề án “Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng” với 68 xe tại 65 chi nhánh trên địa bàn 59 tỉnh, thành phố, phục vụ gần 400.000 lượt khách hàng. Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng của Agribank đã triển khai tương đối đầy đủ các dịch vụ ngân hàng như: giải ngân, thu nợ, chuyển tiền... Thời gian tới, Agribank sẽ tiếp tục triển khai Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng trên toàn bộ các chi nhánh có địa bàn phù hợp.

Nhằm đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt và nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người dân theo chủ trương của Chính phủ, Agribank chú trọng phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại vào các sản phẩm, dịch vụ thanh toán đảm bảo tiện ích, an toàn, bảo mật, chi phí hợp lý; tích cực triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công, góp phần đa dạng hóa các kênh thu, nộp tạo nhiều tiện ích và thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Agribank hiện cung ứng trên 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, được chia thành các nhóm gồm: Nhóm sản phẩm dịch vụ về Huy động vốn; Thanh toán trong nước; Thẻ; Thanh toán quốc tế; Kinh doanh ngoại hối; Kiều hối; Ngân hàng điện tử E-Banking; Ngân quỹ và quản lý tiền tệ; Ủy thác đại lý; SPDV liên kết… đáp ứng mọi nhu cầu giao dịch thanh toán của người dân, qua đó có đóng góp tích cực phát triển thị trường thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, cũng như nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Cùng Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh truyền thông, phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi và cách thức thanh toán tiêu dùng của người dân, qua đó nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho người dân, khuyến khích sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thời gian qua, Agribank tích cực tham gia đồng hành cùng các chương trình giáo dục tài chính cộng đồng được dư luận đánh giá cao như: “Tiền khéo, tiền khôn”, “Đồng tiền thông thái”, “Những đứa trẻ thông thái”, cuộc thi “Hiểu đúng về tiền”... được phát sóng trên các kênh truyền hình Quốc gia.

Những nỗ lực cố gắng của Agribank đã góp phần tích cực cùng ngành Ngân hàng phát triển hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế. Theo như Khảo sát tiêu dùng toàn cầu năm 2019 mới đây của PwC, Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động và mức tăng của Việt Nam là ấn tượng nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á tham gia khảo sát toàn cầu.

Tính đến 30/4/2019, các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản của ngân hàn đạt theo lộ trình kế hoạch năm 2019. Nguồn vốn huy động đạt 1.217.413 tỷ đồng. Tổng quy mô tín dụng và đầu tư đạt 1 triệu 230 tỷ đồng. Agribank tiếp tục là Ngân hàng chủ lực trong đầu tư phát triển “Tam nông”. Kinh doanh dịch vụ tiếp tục được đẩy mạnh, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2018. Nợ xấu tiếp tục được kiểm soát có hiệu quả ở mức dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế đạt 4.100 tỷ đồng. Các tỷ lệ an toàn đảm bảo theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Hoài Sơn

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm