2 tuần cuối tháng 8: Thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng

Cập nhật: 14:24 | 04/09/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – "Thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng trong 2 tuần cuối tháng 8. Lãi suất liên ngân hàng đã có lúc tăng lên mức 4,8 - 5%/tháng trong phiên ngày 27/08 trước khi hạ nhiệt về quanh mức 3,5%/tháng trong những phiên cuối tháng 8.", cập nhật tổng kết thị trường tiền tệ diễn biến cuối tuần qua, ngày 3/9, công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết.

2 tuan cuoi thang 8 thanh khoan he thong ngan hang co dau hieu cang thang

Lãi suất VND liên ngân hàng đã giảm sau kỳ nghỉ lễ

2 tuan cuoi thang 8 thanh khoan he thong ngan hang co dau hieu cang thang

Trong mắt nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng Việt hứa hẹn nhiều tiềm năng phát triển

2 tuan cuoi thang 8 thanh khoan he thong ngan hang co dau hieu cang thang

Chủ thể phát hành lớn nhất trên thị trường trái phiếu vẫn là các NHTM

Theo báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 8 của Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) mới công bố, thanh khoản hệ thống ngân hàng có dấu hiệu căng thẳng trong 2 tuần cuối tháng 8. Lãi suất liên ngân hàng đã có lúc tăng lên mức 4,8 - 5%/năm trong phiên ngày 27/08 trước khi hạ nhiệt về quanh mức 3,5%/năm trong những phiên cuối tháng.

BVSC cho rằng, thanh khoản hệ thống căng thẳng có thể xuất phát từ yếu tố mang tính thời điểm (dịp nghỉ lễ 02/09) cũng như khả năng thay đổi về nguồn vốn Kho bạc Nhà nước gửi tại hệ thống NHTM trong thời gian tới.

2 tuan cuoi thang 8 thanh khoan he thong ngan hang co dau hieu cang thang
Ảnh minh họa

Trên thị trường mở (OMO), như thể hiện ở tuần trước kỳ nghỉ lễ, nhiều thành viên có nhu cầu đã tiếp cận lượng vốn khá lớn từ Ngân hàng Nhà nước bơm ra.

Và trở lại sau kỳ nghỉ, hôm qua (3/9) vẫn có 1 thành viên tham gia đấu thầu và trúng thầu tới 988,2 tỷ đồng, vẫn ở kỳ hạn 7 ngày với lãi suất 4,75%/năm.

Ngược với tín phiếu phát hành để hút bớt tiền về, hoạt động đấu thấu trên kênh cầm cố thị trường mở là nơi tạo nguồn hỗ trợ vốn ngắn hạn từ Ngân hàng Nhà nước cho hệ thống. Thời gian gần đây, khá nhiều thành viên “vay nóng” ở kênh này để cân đối nguồn, có phiên lên tới 7 thành viên.

Bên cạnh trường hợp duy nhất cần gần 1.000 tỷ đồng nói trên, hôm qua có 3.682 tỷ đồng đáo hạn trên kênh cầm cố thị trường mở. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước hút ròng 2.694 tỷ đồng từ thị trường, đưa khối lượng lưu hành trên kênh cầm cố giảm xuống mức 9.690 tỷ đồng.

Trong phiên đầu tiên trở lại sau kỳ nghỉ lễ, lãi suất VND trên thị trường liên ngân hàng đã giảm trở lại.

Nhằm hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống, NHNN đã dừng hoạt động phát hành tín phiếu hút tiền về, thậm chí bơm ròng vốn qua OMO trong một vài phiên. Số dư tín phiếu lưu hành vào thời điểm cuối tháng 8 đã về mức 0 (thay cho mức 60 - 70 nghìn tỷ đồng các tháng trước đây).

BVSC cũng cho biết, từ giữa tháng 8 cũng manh nha một cuộc đua lãi suất huy động trong nhóm các NHTM cổ phần có quy mô vừa và nhỏ. Mức lãi suất cho các kỳ hạn dài (trên 6 tháng) đã được đẩy lên mức cao nhất 8,5 - 8,7%/năm. Chuẩn bị vốn cho mùa kinh doanh cuối năm cũng như áp lực phải cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đáp ứng các quy định về hệ số CAR theo Basel II và tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn là những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng trên.

Ở thị trường tiền tệ, hầu hết các đồng tiền tại các nền kinh tế mới nổi (EMs) ở châu Á đều giảm giá mạnh so với USD trong tháng 8. Tính từ đầu năm 2019 đến nay, giảm giá mạnh nhất trong số các đồng tiền của EMs (theo mẫu theo dõi của BVSC) là đồng won của Hàn Quốc (-8,6%), tiếp đến là CNY của Trung Quốc (-4,4%), Rupee của Ấn Độ (-3,6%). Ngược lại, đồng tiền tăng giá mạnh nhất là Bath của Thái Lan (+5%).

Song bất chấp đà giảm giá mạnh (-4%) của đồng NDT trên thị trường thế giới, tỷ giá VND/USD trong tháng 8 gần như đi ngang, không thay đổi so với cuối tháng 7. Tính đến cuối tháng 8, tỷ giá gần như không tăng so với cuối năm 2018. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu mạnh trong tháng 8 (ước tính 1,7 tỷ USD) và niềm tin ổn định giúp VND trụ vững trước xu hướng giảm giá mạnh của CNY so với USD.

Tính thanh khoản, một khái niệm trong tài chính, chỉ mức độ mà một tài sản bất kì có thể được mua hoặc bán trên thị trường mà không làm ảnh hưởng nhiều đến giá thị trường của tài sản đó. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó có thể được bán nhanh chóng mà giá bán không giảm đáng kể, thường được đặc trưng bởi số lượng giao dịch lớn. Ví dụ, tiền mặt có tính thanh khoản cao, vì nó thường có thể được "bán" (để đổi lấy hàng hóa) với giá trị gần như không thay đổi.

Thu Hoài