15/16 quý lỗ ròng liên tiếp, cổ phiếu HKB của Thực phẩm Hà Nội rời sàn HNX

Cập nhật: 12:23 | 23/07/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), gần 52 triệu cổ phiếu HKB của Nông nghiệp và Thực phẩm Hà Nội - Kinh Bắc (UpCOM: HKB) sẽ giao dịch tại sàn UpCOM kể từ 28/7/2021 với giá tham chiếu 800 đồng/cổ phiếu.

2022-chu
Hình minh họa (nguồn internet)

Trước đó, HKB đã bị hủy niêm yết trên HNX từ ngày 20/7 do đơn vị kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2019 và 2020. Do đó, cổ phiếu HKB thuộc trường hợp huỷ bỏ niêm yết bắt buộc theo quy định.

Về kết quả kinh doanh, HKB mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất bán niên năm 2021 trong đó khoản doanh thu thuần lũy kế 6 tháng đầu năm đạt 1,38 tỷ đồng - tăng 131% so với thực hiện cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, chi phí tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt ở mức xấp xỉ 6,3 tỷ đồng và 25,9 tỷ đồng do đó khấu trừ đi khoản mục chi phí và thuế, HKB tiếp tục ghi nhận mức lỗ hơn 33,8 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021.

Trừ đi khoản lỗ 14,8 tỷ đồng trong quý I, ước tính HKB lỗ khoảng 19 tỷ đồng trong quý II năm nay. Như vậy, nếu không tính quý IV/2019 là quý duy nhất báo lãi, HKB đã chìm trong vòng xoáy thua lỗ suốt 15 quý ròng rã.

Thực phẩm Hà Nội Kinh Bắc (HKB) tiếp tục báo lỗ nửa đầu năm 2021 gần 34 tỷ đồng - Ảnh 1.

Báo cáo tài chính tính đến 30/6/2021 đã ghi nhận tài sản của HKB đạt hơn 492,28 tỷ đồng trong đó khoản mục được hạch toán với giá trị lớn nhất và chiếm tỷ trọng chi phối chính là "lợi thế thương mại" với gần 289,8 tỷ đồng; đây là một trong những khoản mục mà đơn vị kiểm toán CPA đã từ chối đưa ra kết luận vì không đủ bằng chứng.

Được biết, HKB ghi nhận giá trị này từ năm 2016, khi hai công ty con của HKB là Nông nghiệp Lumex Việt Nam và Nông nghiệp Hưng Lộc Phát Gia Lai sử dụng tổng số vốn điều lệ 500 tỷ đồng để mua cổ phần tại công ty khác.

Bên phía vốn chủ sở hữu, phần vốn góp ghi nhận gần 516 tỷ đồng. Tại thời điểm 30/6/2021, khoản lỗ lũy kế của HKB đã lên tới gần 181 tỷ đồng.

Ngoài ra, khoản nợ ngắn hạn vượt quá tài sản ngắn hạn gần 81,2 tỷ đồng, đồng thời khoản phải trả quá hạn của HKB lên đến gần 100,6 tỷ đồng.

Lưu chuyển tiền thuần của công ty trong 6 tháng đầu năm 2021 âm gần 34,8 tỷ đồng.

Những điều kiện này, theo cơ quan kiểm toán đã dẫn đến sự nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của HKB. Do vậy, CPA quyết định từ chối đưa ra kết luận về báo cáo tài chính này.

Thông tin liên quan, ngày 20/7 tới đây, gần 51,6 triệu cổ phiếu HKB sẽ chính thức bị huỷ niêm yết trên HNX. Ngày giao dịch cuối cùng là ngày 19/7/2021.

Trên thị trường, cổ phiếu HKB đã mất hoàn toàn thanh khoản kể từ tháng 11/2020, trước đó cũng chỉ thỉnh thoảng có một vài giao dịch khớp lệnh được thực hiện. Thị giá không nổi 1.000 đồng từ tháng 5/2019, hiện đóng băng tại mức 800 đồng/cổ phiếu.
Phiên sáng 23/7/2021: Nhóm chứng khoán điều chỉnh đồng loạt, KHG tiếp tục nằm sàn

Về cuối phiên sáng 23/7/2021, áp lực bán đã bị đẩy lên mức cao và điều này đẩy hàng loạt cổ phiếu vốn hóa lớn ...

Bứt phá lợi nhuận quý II/2021, nợ phải trả của Năm Bảy Bảy (NBB) tăng mạnh

CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HOSE: NBB) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2021 và luỹ kế 6 tháng đầu năm 2021 ...

Nhóm thép giảm điểm đầu phiên, sắc đỏ quay trở lại

Mở cửa phiên giao dịch ngày 23/7/2021, sắc đỏ đã áp đảo nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và điều này đẩy các chỉ số ...

Đức Hậu