Vì sao lãi suất huy động VND tăng trong thời gian gần đây?

Cập nhật: 07:12 | 26/11/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Từ giữa năm 2018, thị trường đã bắt đầu “rộn” với áp lực huy động vốn để đáp ứng yêu cầu giảm giới hạn tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, xuống dưới 40% từ 1/1/2019.

vi sao lai suat huy dong vnd tang trong thoi gian gan day Lãi suất tiền gửi VND từ 12 tháng trở lên cao nhất 7,3%/năm
vi sao lai suat huy dong vnd tang trong thoi gian gan day SHB tăng lãi suất huy động lên tới 7,8%/năm
vi sao lai suat huy dong vnd tang trong thoi gian gan day Lãi suất tháng 11/2018 mới nhất tại SHB

Lãi suất huy động VND tăng lên gần đây cũng tập trung nhiều vào các kỳ hạn dài từ 12 tháng trở lên, song song với nhiều đợt phát hành trái phiếu dài hạn của ngân hàng thương mại.

Trong hai năm gần đây, cũng như trong tương lai gần, một xu hướng nổi bật trong hoạt động ngân hàng Việt Nam là đẩy mạnh cho vay tiêu dùng mua nhà ở, mà đây chủ yếu là tín dụng trung dài hạn. Và đây cũng là lý do đầu tiên giải thích cho việc lãi suất huy động VND tăng.

Thứ hai, như một "quy luật" mang yếu tố mùa vụ, cứ vào thời điểm cuối năm, nhu cầu thanh toán, chi trả, giải ngân… tăng cao, thanh khoản hệ thống đòi hỏi đáp ứng những dòng chảy lớn, lãi suất huy động hàng năm thường tăng lên vào thời điểm này.

Thứ ba, diễn biến giá dầu nói trên dẫn dắt đến một thực tế ngày càng nổi bật và có thể nói khách quan và khó kiểm soát: kinh tế Việt Nam hay lãi suất nội địa ngày càng khó độc lập với thế giới bên ngoài. Điểm này rất rõ trong năm 2018.

vi sao lai suat huy dong vnd tang trong thoi gian gan day
Ảnh: Nguồn Internet

Tại Việt Nam, các lãi suất điều hành vẫn ổn định, thậm chí lãi suất OMO năm nay có bước giảm nhẹ. Nhưng lãi suất USD tăng hơn gấp đôi trên liên ngân hàng đã dồn đẩy hệ quả lớn đối với lãi suất VND.

Trực tiếp nhất, lãi suất VND cũng phải tăng lên trên liên ngân hàng, cân đối lợi ích nắm giữ hai đồng tiền, qua đó hạn chế tác động đến tỷ giá USD/VND.

Kế đến chuỗi tăng lãi suất của FED tích tụ và dồn đẩy giá trị đồng USD, tỷ giá USD/VND thực tế đã tăng mạnh so với những năm rất ổn định vừa qua. Từ đây dẫn đến hai điểm trực tiếp kết nối đến lãi suất VND.

Một là, dòng chảy ngoại tệ cùng hoạt động chuyển đổi nắm giữ từ USD sang VND (tất nhiên còn gắn với những yếu tố khác) đã không còn như hai năm trước.

Hai là, tỷ giá USD/VND tăng mạnh lên, có những thời điểm có biểu hiện căng thẳng áp sát trần… Điều này dẫn tới rủi ro tỷ giá bộc lộ, đánh động những khoản vay và nhu cầu vay ngoại tệ - vốn tăng rất mạnh trong năm 2017 và dồn xu thế sang cả đầu năm 2018.

Nhu cầu từ tín dụng ngoại tệ chuyển sang vay VND, cộng hưởng thêm những nguyên nhân trên, càng góp phần kích thích lãi suất VND tăng lên gần đây.

Nhìn ở mặt bằng chung, lãi suất huy động VND hiện nay thậm chí vẫn còn thấp hơn cùng kỳ 2017, nhất là ở các kỳ hạn dài tại nhiều ngân hàng thương mại hoặc ở cục diện của phần lớn thị phần huy động.

Hoài Dương