Tăng cường siết chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách nhà nước

Cập nhật: 17:25 | 25/12/2018 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương ngân sách nhà nước (NSNN) luôn được Chính phủ, Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm.  

tang cuong siet chat ky luat ky cuong ngan sach nha nuoc Giải ngân vốn đầu tư xây dựng còn quá chậm
tang cuong siet chat ky luat ky cuong ngan sach nha nuoc Quốc hội dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2019
tang cuong siet chat ky luat ky cuong ngan sach nha nuoc Nộp ngân sách Nhà nước hơn 108.000 tỷ đồng sau 11 tháng

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về NSNN. Những nhiệm vụ trọng tâm đã được Bộ Chính trị, Quốc hội đặt yêu cầu cao, vì vậy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo sát sao, giao các ngành, các cấp thực hiện từ việc xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ thể chế; trong điều hành, tổ chức thực hiện và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.

tang cuong siet chat ky luat ky cuong ngan sach nha nuoc
Ảnh: Nguồn Internet

Để giữ nghiêm kỷ luật ngân sách, các đơn vị sử dụng ngân sách không chỉ tuân thủ pháp luật về quản lý ngân sách, mà còn phải tuân thủ đầy đủ quy định trong các lĩnh vực thường gây thất thoát, lãng phí lớn cho NSNN (những lĩnh vực nhiều rủi ro) như kết quả thanh tra, kiểm toán đã nêu.

Về công tác xây dựng thể chế, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành các luật: Luật NSNN, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Thanh tra, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,… trong đó đã đặt ra các quy định tăng cường trách nhiệm của các ngành, các cấp và các đơn vị trong quản lý, sử dụng NSNN chặt chẽ, tiết kiệm. Đặc biệt, Luật NSNN năm 2015 đã có những quy định mới về phạm vi thu, chi, bội chi; quy định rõ hơn về thẩm quyền điều chỉnh dự toán, công khai minh bạch, giám sát của cộng đồng.

Ở khâu dự toán, các bộ, ngành, địa phương lập dự toán chi trên cơ sở nhiệm vụ được giao, hệ thống định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Trên cơ sở dự toán được giao, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện phân bổ ngân sách đến từng đơn vị sử dụng ngân sách, các chương trình, nhiệm vụ lớn và chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện, điều hành dự toán ngân sách. Cơ quan tài chính cùng cấp chỉ đóng vai trò hậu kiểm và chỉ có ý kiến khi việc phân bổ không đúng mục tiêu, nhiệm vụ, chế độ, chính sách... Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn cũng quy định cụ thể các điều kiện chi; các hành vi bị cấm...; vấn đề công khai, minh bạch từ khâu phân bổ, thực hiện; thanh tra, kiểm toán... vừa tạo thuận tiện vừa tăng cường trách nhiệm trong quản lý, sử dụng ngân sách của các ngành, các cấp.

Hoài Dương