Nhà lãnh đạo có những điểm mù nào? (P2)

Cập nhật: 04:00 | 27/03/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Ai cũng có điểm mù và lãnh đạo cũng vậy. Để trở thành nhà quản lý thành công, bạn phải học cách nhận ra những điểm mù của mình và khắc phục chúng.  

nha lanh dao co nhung diem mu nao p2 Nhà lãnh đạo mong đợi điều gì từ cấp dưới của mình?
nha lanh dao co nhung diem mu nao p2 “Lãnh đạo nữ” tại Việt Nam đứng thứ 2 châu Á
nha lanh dao co nhung diem mu nao p2 Tuyệt chiêu giúp lãnh đạo “giao đúng người đúng việc”

Dưới đây là 4 điểm mù chủ yếu nhất của nhà lãnh đạo:

1. Điểm mù kinh nghiệm

Bill Gates từng nói: “Thành công là một giáo viên tồi. Nó làm cho những người thông minh nghĩ rằng họ không thể thất bại”.

Chủ tịch hội đồng quản trị công ty Foxconn Terry Gou cũng nói rằng “thành công là người thầy kém cỏi nhất”, và luôn lấy nó làm lời răn cho mình.

Không có gì làm cho chúng ta phấn chấn bằng thành công, nhưng rất có thể chúng ta sẽ bị nhầm tưởng rằng thành quả quá khứ là sự bảo đảm cho thành công trong tương lai, tình huống này hay xảy ra nhất khi người lãnh đạo nhận chức vụ mới hoặc làm việc cho công ty khác. Vì sách lược cho mỗi hoàn cảnh là khác nhau nên đừng để bị vinh quang của quá khứ che mắt.

Ví dụ:

Có một người từng thành công với vai trò cố vấn và chuyên gia trong lĩnh vực vận hành sản xuất, nhưng khi anh ta chuyển sang đảm nhiệm vai trò nghiên cứu thị trường tiêu thụ cho sản phẩm mới, thì mọi thứ lại hoàn toàn thay đổi.

Chỉ với kinh nghiệm sản xuất, anh ta không nhìn ra được sự khác biệt trong việc phân khúc thị trường, cuối cùng đưa ra chiến lược sai và nhận phải thất bại nặng nề.

Và nguyên nhân lớn nhất là lĩnh vực anh ta tập trung vào quá nhỏ hẹp, quá tự tin vào kinh nghiệm giải quyết vấn đề của mình mà không nhận ra cần phải học hỏi thêm.

Câu chuyện này cho chúng ta thấy thành công có thể sẽ hại bạn, vì bạn rất dễ bị ánh hào quang trong quá khứ bao trùm và giam giữ ở trong đó.

nha lanh dao co nhung diem mu nao p2
Ảnh minh họa

2. Điểm mù tính cách

Mỗi kiểu tính cách đều sẽ có một ưu thế riêng, và điểm mù tương ứng cũng chính là khuyết điểm đằng sau những ưu điểm đó.

Ưu điểm của người bình dị dễ gần là thân thiện, và điểm mù tương ứng thường là dễ bị lừa, nếu là người ngại xung đột, tính toán kỹ lưỡng sâu xa, chặt chẽ cẩn thận trong công việc thì điểm mù tương ứng thường là bảo thủ.

Ví dụ:

Richard M. Schulze là cựu CEO và chủ tịch hội đồng quản trị của tập đoàn Best Buy, khi vừa bắt đầu đã tự biết ưu điểm của mình trong việc quản lý là tính cách nhiệt tình, nhưng lại có nhược điểm là ăn nói thẳng thắn bộc trực, tự tin thái quá, thường bỏ qua những ý kiến của người khác.

Vì thế ông lúc nào cũng tự nhắc nhở mình phải bỏ thái độ ngạo mạn, biết lắng nghe những người bên cạnh để hiểu được quan điểm của họ.

Sau này khi xảy ra một sự việc bê bối của nhân viên, ông đã ngăn không cho mọi người biết chuyện, sau đó sự việc bại lộ khiến ông phải từ chức chủ tịch hội đồng quản trị.

Từ đó trở đi Richard M. Schulze luôn đề cao cảnh giác với nhược điểm của mình, cứ như vậy ông từ từ lặng lẽ đốt phá.

Đó chính là sự nhảy cảm người lãnh đạo phát hiện ra điểm mù của mình và luôn nỗ lực khắc phục nó, vì thế chúng ta cũng nên thay đổi mình từ hôm nay để xóa điểm mù đằng sau những ưu điểm của mình.

3. Điểm mù giá trị quan

Đánh mất chính mình

Trước tiên bạn hãy nghe câu chuyện này, có một người đã làm việc nhiều năm cho một công ty, dốc hết tâm huyết và sức lực của mình vào công viêc, hy vọng một ngày sẽ trở thành giám đốc điều hành. Nhưng không ngờ cuối cùng người được đề bạt lại là người khác. Ông ta suy nghĩ 3 tuần rồi đưa ra một quyết đinh, chính là từ chức.

Lúc đó vợ ông nói một câu: “Ông luôn miệng nói rằng công ty này là một phần cuộc đời ông, sao ông lại muốn rời công ty?”.

Lúc này ông mới hiểu ra!

Ông đã bị mất cân bằng, chỉ để ý đến cảm xúc của bản thân, ông ta cho rằng người khác không công nhận những cống hiến lâu nay của ông cho công ty. Suýt nữa chỉ vì chức CEO mà ông đánh mất bản thân mình.

Chúng ta rất dễ bị cảm xúc dẫn dắt, để rồi quyết định và hành xử đi ngược lại với chính giá trị cốt lõi của mình”.

4. Điểm mù xung đột

Khi mâu thuẫn xung đột ngày càng gay gắt, thì nhận thức của chúng ta rất có thể bị cuốn theo hướng “mình là đúng, người khác là sai”.

Điểm mù xung đột có thể tạo thành lăng kính cong khi nhìn nhận người khác. Mỗi lẫn xảy ra va chạm, cho dù đối phương không có ý xấu, nhưng vấn đề vẫn bị làm cho quan trọng hóa, và sự việc trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.

Vì thế chúng ta phải khắc phục những khuyết điểm này. Nhưng phải làm sao mới tìm ra điểm mù của mình? Và tìm ra lĩnh vực mà “chúng ta không biết cái mà chúng ta không biết”? Câu trả lời chỉ có thể là không ngừng trải nghiệm thực tiễn, không ngừng học hỏi.

Nguyễn Sinh