Yêu cầu Vicem nộp ngân sách nhà nước hơn 3.000 tỷ còn thiếu khi cổ phần hóa

Cập nhật: 09:42 | 13/07/2023 Theo dõi KTCK trên

Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo, xử lý, thu nộp về ngân sách nhà nước đối với khoản tiền chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (TCT Vicem) khi cổ phần hóa 3.011 tỷ đồng.

Chưa nộp hơn 3.000 tỷ đồng tiền khi cổ phần hóa

Thanh tra Chính phủ cũng cho biết, đến thời điểm thanh tra, TCT Vicem đã hoàn thành sắp xếp tại 7 công ty, còn 7 công ty chưa hoàn thành sắp xếp, cơ cấu lại theo đề án, trong đó Công ty CP Cao su Đồng Phú - Kratie và Công ty CP Cao su Đồng Nai - Kratie thực hiện thoái vốn nhưng không thành công do không có nhà đầu tư tham gia đấu giá.

Yêu cầu Vicem nộp ngân sách nhà nước hơn 3.000 tỷ đồng còn thiếu khi cổ phần hóa
Yêu cầu Vicem nộp ngân sách nhà nước hơn 3.000 tỷ đồng còn thiếu khi cổ phần hóa

Theo Thanh tra Chính phủ, mặc dù việc cổ phần hóa của TCT Vicem cùng 3 Công ty TNHH MTV (Vicem Tam Điệp, Vicem Hải Phòng, Vicem Hoàng Thạch) chưa hoàn thành. Tuy nhiên qua kiểm tra, xem xét việc xử lý tài chính để cổ phần hóa TCT Vicem thấy có khoản chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ tại TCT Vicem phải được xử lý theo quy định với số tiền tạm tính là 3.011 tỷ đồng.

Theo báo cáo tài chính của Vicem đã được kiểm toán, tại thời điểm 31/12/2018, giá trị vốn chủ sở hữu tại Vicem là 14.868 tỷ đồng và vốn điều lệ là 11.958 tỷ đồng.

Đến thời điểm thanh tra, chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ tạm tính là 2.910 tỷ đồng; tại Vicem Hải Phòng vốn điều lệ là 920 tỷ đồng, vốn đầu tư của Chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2018 là 1.210 tỷ đồng, chênh lệch giữa vốn đầu tư của chủ sở hữu với vốn điều lệ tạm tính là 101 tỷ đồng.

Cũng theo Thanh tra Chính phủ, quá trình xử lý tài chính khi cổ phần hóa, Bộ Xây dựng, TCT Vicem chưa xử lý, thu nộp theo quy định đối với khoản tiền chênh lệch trên là chưa đúng với quy định tại khoản 5 Điều 3 Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp. Đến nay khoản tiền này vẫn chưa được Bộ Xây dựng, TCT Vicem xử lý, nộp ngân sách nhà nước theo quy định.

Bên cạnh đó, qua kiểm tra của Thanh tra Chính phủ cho thấy tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, các công ty con 100% vốn nhà nước thuộc TCT Vicem (Vicem Hoàng Thạch, Vicem Hải Phòng, Vicem Tam Điệp) đang sử dụng 9 giấy phép khai thác khoáng sản là đá vôi, đất sét để sản xuất xi măng, với tổng trữ lượng được phép khai thác là 9.567.221 tấn đá vôi/năm và 1.910.600 tấn đất sét/năm; thời gian khai thác còn là là 2 – 30 năm tùy từng giấy phép. Tuy nhiên, đơn vị tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp là Công ty TNHH kiểm toán AASC (Công ty AASC) đã không tính giá trị lợi thế thương mại đối với quyền được khai thác khoáng sản tại các mỏ.

Theo yêu cầu của Đoàn thanh tra và Bộ Xây dựng, TCT Vicem đã thuê tư vấn định giá để xác định giá trị lợi thế thương mại về quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ trên. Theo đó, Công ty AASC xác định tổng giá trị thương mại tại 3 đơn vị trên là 1.507.000 triệu đồng.

Thanh tra Chính phủ cho rằng, việc Công ty AASC, TCT Vicem không tính giá trị lợi thế thương mại đối với quyền được khai thác khoáng sản tại các mỏ trên là không đúng quy định về việc xử lý tài chính khi cổ phần hóa, phải được rà soát, xác định lại để đảm bảo chính xác, đầy đủ giá trị quyền khai thác khoáng sản theo giấy phép.

Yêu cầu Vicem nộp ngân sách nhà nước hơn 3.000 tỷ đồng còn thiếu khi cổ phần hóa

Hơn 4.300 tỷ đồng thua lỗ đầu tư công ty con

Trước thực tế trên, đối với số tiền tạm tính 4.529.943 triệu đồng tại Vicem (đến thời điểm thanh tra, TCT chưa hoàn thành việc cổ phần hóa), Thanh tra Chính phủ kiến nghị Bộ Xây dựng báo cáo Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo, xử lý, thu nộp về ngân sách nhà nước đối với khoản tiền chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của TCT tạm tính là 2.910 tỷ đồng và xử lý với khoản chênh lệch 101 tỷ đồng giữa vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu tại Công ty Vicem Hải Phòng, đảm bảo theo đúng quy định.

Thanh tra Chính phủ kiến nghị TCT Vicem chỉ đạo việc hạch toán đối với khoản công nợ phải thu của Công ty Vicem Tam Điệp số tiền 11.943 triệu đồng, đảm bảo theo đúng chế độ quy định; khi thực hiện cổ phần hóa, TCT phải xác định đầy đủ, chính xác giá trị doanh nghiệp, phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp cổ phần hóa đảm bảo theo đúng quy định, trong đó có khoản công nợ phải thu của Công ty Vicem Tam Điệp; rà soát, xác định đầy đủ các khoản giá trị lợi thế thương mại quyền khai thác khoáng sản của TCT tại các mỏ còn trong thời hạn khai thác, số tiền tạm tính đến thời điểm thanh tra là 1.507 tỷ đồng.

Kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ, TCT Vicem đến thời điểm thanh tra, chưa hoàn thành cổ phần hóa, chưa xử lý dứt điểm một số khoản đầu tư tài chính dài hạn tại 4 công ty với số lỗ lũy kế tính đến 31/12/2019 là 4.397.066 triệu đồng.

Cụ thể, tỷ lệ sở hữu của TCT/vốn điều lệ là 100% đầu tư vào Vicem Tam Điệp, số lỗ lũy kế của công ty là 1.087.177 triệu đồng; tỷ lệ sở hữu của TCT/vốn điều lệ là 100%, đầu tư vào Vicem Hải Phòng, số lỗ lũy kế của công ty là 161.197 triệu đồng; tỷ lệ sở hữu của TCT/vốn điều lệ là 82,69%, đầu tư vào Vicem Hạ Long, số lỗ lũy kế của công ty là 3.435.828 triệu đồng, đây là khoản đầu tư TCT tiếp nhận vốn từ TCT Sông Đà năm 2016; tỷ lệ sở hữu của TCT/vốn điều lệ là 80,79% đầu tư vào Xi măng Sông Thao, số lỗ lũy kế của công ty là 380.900 triệu đồng, đây là khoản đầu tư TCT tiếp nhận phần vốn từ TCT HUD năm 2017.

Phát lộ sai phạm cho vay tại Sacombank: Nhóm DN "họ" Him Lam vay hơn 9.000 tỷ đồng, chiếm 48,52% vốn tự có

Him Lam Thủ đô, Đầu tư Hồng Bàng, Đầu tư xây dựng Bảo Lộc, Thương mại xây dựng Công Phúc... theo tìm hiểu đều là ...

Kết luận thanh tra về tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu giai đoạn 2013-2017

Thanh tra Chính phủ thông báo kết luận về trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng trong việc thực ...

Nguồn Thị trường Tài chính

Tin cũ hơn
Xem thêm