Xuất khẩu quả vải sang Nhật Bản có thể lỡ hẹn vì Covid-19

Cập nhật: 14:57 | 05/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Theo đúng lịch trình thì trong vụ vải năm nay, lần đầu tiên trái vải thiều tươi của Việt Nam sẽ xuất ngoại sang Nhật Bản, nhưng do dịch Covid-19 nên chuyên gia Nhật không thể sang kiểm tra thực tế, nên có nguy cơ lỡ hẹn.

xuat khau qua vai sang nhat ban co the lo hen vi covid 19

Xuất khẩu “lao dốc” và giải pháp giao thương trực tuyến cho DN

xuat khau qua vai sang nhat ban co the lo hen vi covid 19

Việt Nam xuất khẩu gần 416 triệu khẩu trang trong 4 tháng đầu năm

xuat khau qua vai sang nhat ban co the lo hen vi covid 19

Thiệt hại khoảng 11.000 tỉ đồng, dệt may nhận cú sốc nặng vì dịch bệnh

Sáng nay 5/5, Bộ Công thương thông báo, cơ quan này vừa có văn bản gửi Sở Công thương của 2 tỉnh Bắc Giang và Hải Dương (2 vựa vải thiều lớn nhất miền Bắc hiện nay) để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu trái vải thiều tươi lần đầu tiên sang Nhật Bản.

Bộ Công Thương cho biết, theo kế hoạch, năm 2020, lần đầu tiên quả vải tươi của Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Đây là thị trường “khó tính”, phải mất 5 năm Việt Nam mới đàm phán xuất khẩu được.

xuat khau qua vai sang nhat ban co the lo hen vi covid 19
Xuất khẩu quả vải sang Nhật Bản có thể lỡ hẹn vì Covid-19

Tuy nhiên, Bộ Công Thương vừa nhận được công hàm số 02/shouan/333 ngày 20 tháng 4 năm 2020 của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản (MAFF), thông báo không thể cử chuyên gia của Cục Bảo vệ thực vật Nhật Bản sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Do vậy, việc xuất khẩu quả vải tươi của Việt Nam lần đầu tiên sang thị trường Nhật Bản sẽ không thể triển khai trong vụ thu hoạch vải năm 2020.

Trước tình hình đó, lãnh đạo Bộ Công Thương đã có công văn đề nghị Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản làm việc với Bộ Nông Nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản để thuyết phục phía Nhật xem xét các giải pháp khác thay cho việc phải cử chuyên gia sang Việt Nam.

Trong đó có phương án tạm thời ủy quyền cho các tổ chức giám định độc lập tại Việt Nam thực hiện việc giám định; Hoặc phối hợp với Bộ NN&PTNT Việt Nam thực hiện các biện pháp kiểm tra từ xa (kiểm tra trên hồ sơ và kiểm tra thông qua truyền hình trực tiếp các cơ sở khử trùng).

Bộ Công Thương cũng đã có văn bản gửi hai Sở Công Thương Hải Dương và Bắc Giang thông tin về vụ việc nêu trên, đồng thời tìm hướng giải quyết, tháo gỡ khó khăn để quả vải tiếp tục được xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản.

Minh Dương