Xuất khẩu khẩu trang - giải pháp cứu vãn ngành dệt may "mùa COVID"?

Cập nhật: 10:50 | 13/04/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Trước sự sụt giảm đơn hàng nghiêm trọng do dịch COVID-19, việc sản xuất khẩu trang trong đó có phương án đẩy mạnh xuất khẩu đối với ngành dệt may có thể trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập, giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng...

xuat khau khau trang giai phap cuu van nganh det may mua covid

Tạp chí Điện tử KTCK Việt Nam dẫn nguồn TTXVN về ý kiến của ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương xung quanh vấn đề này...

Ông đánh giá như thế nào về năng lực của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trước dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay?

Dệt may là một ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam, hiện đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu, chỉ sau nhóm hàng điện thoại. Các sản phẩm dệt may của Việt Nam sản xuất khá đa dạng, đáp ứng được hầu hết các phân khúc sản phẩm mà thị trường thế giới yêu cầu.

Khi dịch bệnh COVID-19 xảy ra, ngành dệt may đã phải đối mặt với "cú sốc kép". Trong tháng 2/2020, khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị đứt nguồn cung nguyên liệu, chủ yếu là vải từ Trung Quốc.

Sang tháng 3, khi nguồn cung được nối lại cũng là lúc dịch bùng phát ở châu Âu, Hoa Kỳ khiến cho thị trường mua sắm gần như bị đóng băng, các khách hàng liên tiếp đề nghị giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng. Trước tình hình như vậy, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân.

Vậy còn năng lực và tiềm năng sản xuất khẩu trang vải của các doanh nghiệp trên cả nước ra sao, thưa ông?

Theo thông tin do Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tổng hợp, chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ Công Thương, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tức là vào khoảng 200 triệu chiếc mỗi tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Việt Nam có thể trở thành "công xưởng" sản xuất khẩu trang không chỉ trong mùa đại dịch COVID-19, mà còn cả trong tương lai hay không?

Việt Nam có đủ năng lực để có thể trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì cần tính đến một số yếu tố như: Trên thị trường thế giới, khẩu trang đồng nghĩa với khẩu trang y tế, việc sử dụng khẩu trang vải chưa phải phổ biến. Vì vậy, cần có sự thông tin, quảng bá thêm để người dùng nhận biết được lợi ích của khẩu trang vải và chuyển sang sử dụng loại khẩu trang này.

Đồng thời, công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng cần được đẩy mạnh trong bối cảnh nhiều khách hàng nước ngoài chưa biết về khả năng sản xuất khẩu trang vải của Việt Nam. Khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu. Nhưng khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, đây là một mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này, nhưng để coi đây là một sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng. Đã có một vài doanh nghiệp thông báo nhận được đơn hàng dài hạn về khẩu trang, nhưng con số này còn rất ít.

Các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải cũng cần lưu ý, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cầu cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng. Do vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn này để đáp ứng, xin các giấy chứng nhận phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Thưa ông Bộ Công Thương đã làm gì để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải?

Ngay khi dịch COVID-19 xuất hiện tại Việt Nam, Bộ Công Thương đã cử đoàn công tác đi làm việc tại các doanh nghiệp dệt may, nắm tình hình và năng lực sản xuất khẩu trang vải.

xuat khau khau trang giai phap cuu van nganh det may mua covid

Bộ đã tổ chức kết nối các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải với các doanh nghiệp phân phối, hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị lớn để đẩy mạnh tiêu thụ khẩu trang vải ở trong nước.

Hiện nay, trước tình hình năng lực sản xuất khẩu trang vải được mở rộng trong khi thị trường trong nước đang dần bão hòa, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài khẩn trương liên hệ, tìm kiếm các đầu mối, doanh nghiệp ở nước ngoài để giúp tiêu thụ sản phẩm khẩu trang vải. Các thông tin này Bộ Công Thương đã đưa lên Cổng thông tin của Bộ tại địa chỉ www.moit.gov.vn để doanh nghiệp sản xuất khẩu trang vải có thể đăng ký tham gia kết nối với các Thương vụ và nhận thông tin về người nhập khẩu nước ngoài.

Theo phản ánh của một số doanh nghiệp dệt may, hiện nay Chính phủ chỉ cho phép dùng trong nước 75% sản lượng khẩu trang y tế và 25% còn lại thì phải có chỉ định, hợp đồng, điều này sẽ “bó” các doanh nghiệp trong sản xuất, kinh doanh khẩu trang?

Theo quy định tại Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/2.2020 của Chính phủ, khẩu trang y tế chỉ được xuất khẩu trong trường hợp viện trợ, hỗ trợ quốc tế được Chính phủ Việt Nam cho phép. Và nếu được cấp phép thì cũng chỉ cho xuất khẩu tối đa 25% sản lượng của doanh nghiệp.

Quy định trên được đưa ra để dành ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước, đảm bảo có đủ trang thiết bị cho đội ngũ y bác sỹ, cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch.

Hiện nay, chúng ta vẫn chưa lường được hết diễn biến của dịch bệnh nên vẫn phải luôn đề phòng khả năng dịch bệnh bùng phát, số ca nhiễm tăng cao.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang thực hiện mua dự trữ khẩu trang y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch về lâu dài, vì vậy việc quản lý chặt chẽ xuất khẩu khẩu trang y tế là cần thiết.

Trong trường hợp Việt Nam và các nước khác khống chế được dịch COVID-19, khả năng cung ứng và dự trữ trong nước đối với mặt hàng này đáp ứng đủ nhu cầu, các Bộ ngành có thể phối hợp xem xét, kiến nghị Chính phủ biện pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế.

xuat khau khau trang giai phap cuu van nganh det may mua covid Khuyến cáo doanh nghiệp cẩn thận trọng khi đầu tư xuất khẩu khẩu trang

KTCKVN - Bộ Công Thương khuyến nghị các doanh nghiệp dệt may cần thận trọng khi đầu tư quy mô lớn và coi khẩu trang ...

xuat khau khau trang giai phap cuu van nganh det may mua covid Phát hiện nhiều cơ sở sản xuất khẩu trang, đồ phòng dịch không đảm bảo chất lượng

KTCKVN - Giữa mùa dịch Covid 9, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều cơ sở sản xuất hàng chục nghìn khẩu trang, sản ...

xuat khau khau trang giai phap cuu van nganh det may mua covid TP HCM đưa khẩu trang, nước sát khuẩn vào hàng bình ổn thị trường

KTCKVN - Năm nay lần đầu tiên mặt hàng khẩu trang và nước rửa tay sát khuẩn được TP Hồ Chí Minh đưa vào diện ...

Văn Thắng