Xuất khẩu gạo Việt Nam thiết lập kỷ lục mới

Cập nhật: 09:36 | 18/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Xuất khẩu gạo Việt Nam vừa thiết lập kỷ lục mới và cùng với đó, Việt Nam đã có ngay Đề án nhằm phát triển chất lượng trong công tác sản xuất gạo đồng thời nâng cao vai trò của hợp tác xã trong liên kết tiêu thụ.

Xuất khẩu gạo năm 2024: Nhiều "cửa sáng" mở rộng ngành hàng

Cơ hội xuất khẩu gạo Việt từ các thị trường lớn

Cụ thể, Đề án mà Việt Nam đưa ra với tiêu chí: "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Được biết, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng chuyên canh công tác đầu tiên trên thế giới giúp thay đổi tư duy gắn sản xuất lúa gạo với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Đề án trên đưa ra không chỉ từng bước hiện đại hoá ngành sản xuất lúa gạo trên cả nước mà còn hướng theo sản xuất xanh nhằm giảm phát thải cùng với chất lượng cao để trở thành thương hiệu của lúa gạo hàng đầu Việt Nam.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Trước đó, tỉnh An Giang đã tổ chức thực hiện thí điểm 10.000 ha trong vụ Thu Đông 2023 tại các tiểu vùng và tham gia Đề án phát triển 1 triệu ha lúa chất lượng cao đã giúp An Giang gawoj "thiên thời địa lợi" điều kiện về diện tích sản xuất lúa lớn.

Theo ông Tôn Thất Thịnh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang cho biết: "Đây là đề án rất thiết thực hỗ trợ nông dân đạt lợi nhuận bình quân trên 35% và nhằm tăng diện tích sản xuất chuyên canh lúa chất lượng cao gắn với tăng trưởng xanh". Ngành nông nghiệp An Giang đã làm việc với các thành thị và thống nhất lộ trình sẽ triển khai đề án.

Cùng đó, triển khai cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói giúp cho nông dân tổ chức lại sản xuất theo hướng đạt tiêu chuẩn chất lượng. Ngành lúa gạo là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực tại tỉnh Đồng Tháp trong tái cơ cấu nông nghiệp. Để cụ thể hóa mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030, tỉnh Đồng Tháp đã đăng ký diện tích tham gia đề án đến năm 2025 là 70.000 ha và đến năm 2030 là 163.000 ha.

Ông Nguyễn Văn Vũ Minh - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp cho biết, tỉnh tiếp tục thực hiện giải pháp phát triển ngành hàng lúa gạo và trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực tập trung chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm. Không chỉ An Giang hay Đồng Tháp, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đều rất tích cực và chủ động tham gia đề án này với mong muốn đổi mới ngành hàng trọng tâm của khu vực. Ngoài ra, các cơ chế chính sách cũng cần tập trung vào nông dân hợp tác xã để tạo động lực thay đổi nhận thức và phương thức sản xuất.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, đề án "Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" sẽ được triển khai đồng loạt với các giống lúa xác nhận và sản xuất theo hướng đa giá trị. Điều này không những đảm bảo an ninh lương thực và đảm bảo vùng nguyên liệu cho chế biến công nghiệp và dinh dưỡng cho người tiêu dùng mà còn đảm bảo thu nhập cho người nông dân.

Được biết, Ấn Độ cũng là một trong những nước có lượng xuất khẩu gạo cực lớn. Tuy nhiên, trong bối cảnh các khách hàng muốn tìm kiếm nguồn cung rẻ hơn và giá gạo đồ xuất khẩu của Ấn Độ đã rời khỏi mức cao kỷ lục trong tuần qua cùng với đó, đồng baht yếu đã gây sức ép lên giá gạo Thái Lan.

Cụ thể, trong tuần qua, giá gạo đồ 5% tấm của nhà xuất khẩu hàng đầu Ấn Độ được báo giá ở mức 548 - 555 USD/tấn và giảm so với mức 552 - 560 USD/tấn của tuần trước. Một đại lý tại Mumbai cho biết, các khách hàng châu Phi, vốn do dự về mức giá hiện tại và đang tìm kiếm những lựa chọn thay thế rẻ hơn.

Cùng với đó, giá gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán ở mức 615 USD/tấn trong ngày 14/3 và giảm so với mức 620 - 622 USD/tấn trong tuần trước. Lý do sụt giảm này được các thương nhân cho rằng là do đồng baht suy yếu và sự cạnh tranh từ Việt Nam. Một thương nhân tại Bangkok cho biết, một số nhu cầu từ các thị trường như Indonesia và Philippines nhưng không có giao dịch quy mô lớn.

Trong khi đó, gạo 5% tấm của Việt Nam lại được chào bán ở mức 585 USD/tấn và tăng so với mức 580 USD/tấn trong tuần trước. Một thương nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, giá gạo xuất khẩu tăng nhẹ sau khi giá lúa trong nước tăng do các nhà xuất khẩu và các nhà chế biến tăng sức và đẩy mạnh nhu cầu thiết yếu.

Minh Phương

Tin cũ hơn
Xem thêm