Xuất khẩu gạo năm 2024: Nhiều "cửa sáng" mở rộng ngành hàng

Cập nhật: 10:04 | 11/03/2024 Theo dõi KTCK trên

Năm 2024, nguồn cung gạo trên thị trường thương mại toàn cầu dự báo giảm. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của nhiều quốc gia có xu hướng tăng và tạo nhiều cơ hội, "cửa sáng" cho ngành lúa gạo Việt Nam tham gia thị trường xuất khẩu…

Indonesia xác nhận nhập khẩu thêm gạo chủ yếu từ Việt Nam và Thái Lan

Xuất khẩu lúa gạo Việt Nam rộng cửa vào châu Phi

Nguồn cung khan hiếm và cơ hội "sáng cửa" cho thị trường Việt Nam

Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong năm 2024 nguồn cung gạo toàn cầu được dự báo "suy giảm" khi nguồn cung chính chiếm tới 40% sản lượng toàn cầu đến từ nước Ấn Độ sẽ giảm 4 triệu tấn so với niên vụ trước và chỉ còn 132 triệu tấn. Ngoài ra, nhiều thị trường khác như Philippines, Indonesia, Thái Lan, Campuchia… cũng được dự báo giảm sản lượng do tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu.

v
Nguồn ảnh: Internet

Tình hình thị trường gạo trong những tháng đầu năm 2024, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) cho biết, thị trường gạo thế giới tiếp tục chịu tác động bởi nhiều yếu tố như lệnh cấm xuất khẩu tại một số quốc gia.

Nếu tận dụng tốt lợi thế thì giá trị hạt gạo Việt Nam sẽ đạt được nhiều kết quả tốt như năm 2023. Bộ Công thương cho biết, xuất khẩu gạo năm 2024 được dự báo tiếp tục sôi động khi nhu cầu các thị trường tiêu thụ lớn khu vực Đông Nam Á có dấu hiệu tăng cao và lo ngại thời tiết nắng nóng El Nino sẽ kéo dài đến giữa năm 2024.

Hiện tại, giá nội địa cũng dự báo giữ mức ổn định và duy trì xu hướng đi lên. Kế hoạch xuất khẩu gạo năm 2024 rơi vào khoảng 6,5 triệu tấn. Năm 2024 được nhận xét là có nhiều "cửa sáng" cho ngành xuất khẩu gạo Việt Nam khi Trung Quốc và Indonesia gia tăng nhập khẩu gạo còn Ấn Độ lại có lệnh cấm xuất khẩu gạo.

Thông tin mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, lượng xuất khẩu gạo đạt 663,2 nghìn tấn, thu về gần 466,6 triệu USD (tính từ đầu năm đến ngày 15/2/2024) - sản lượng này tăng 14,4% và 53,1% so với cùng kỳ năm trước.

Cơ hội và thách thức lớn

Theo số liệu thống kê của cơ quan Hải quan, trong năm 2023, Việt Nam đã xuất khẩu 8,13 triệu tấn so với trị giá 4,67 tỷ USD (tăng 14,4% về lượng và tăng 35,3% về kim ngạch) so với cùng kỳ năm 2022. Trong khi đó, giá xuất khẩu bình quân đạt 575 USD/tấn và tăng 18,26% so với mức bình quân năm 2022.

Tính sơ bộ đến hết tháng 1/2024, gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang 27 thị trường với khối lượng trên 512 nghìn tấn, trị giá 362 triệu USD so với cùng kỳ năm 2022. Thị trường châu Á tiếp tục là thị trường khu vực xuất khẩu lớn nhất trong năm 2023 và đạt hơn 6 triệu tấn, chiếm 75% tổng lượng xuất khẩu.

Khu vực thị trường châu Âu tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam. Tại các thị trường truyền thống, Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm 38,7% tổng lượng xuất khẩu. Tiếp đến là Indonesia - thị trường xuất khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam tăng gần 10 lần về lượng so với cùng kỳ năm 2022. Không thể không kể đến Trung Quốc - thị trường đứng thứ ba, chiếm trên 11,3% trong tổng lượng xuất khẩu và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Đại diện Bộ Công Thương cũng thẳng thắn cho rằng bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động xuất khẩu gạo thời gian qua vẫn còn một số hạn chế. Bên cạnh đó, tình hình thị trường thương mại gạo có động thái chính sách của một số nước sản xuất, xuất khẩu gạo đưa ra đã ảnh hưởng không tốt đến chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu.

Bước sang năm 2024, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), nguồn cung gạo trên thị trường thương mại toàn cầu được dự báo giảm và nhu cầu nhập khẩu của nhiều quốc gia có xu hướng gia tăng.

Lượng tồn kho cuối kỳ toàn cầu trong niên vụ 2023-2024 được dự báo ở mức 167,2 triệu tấn và giảm 8,6 triệu tấn so với niên vụ trước là lượng tồn kho thấp nhất trong 6 niên vụ trở lại đây. Tín hiệu khả quan trong dự báo nhập khẩu vẫn xuất hiện tại các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Indonesia, Philippines. Trong khi đó, các thị trường Việt Nam có lợi thế với các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết như khối EU, Hàn Quốc, Nhật Bản và các thị trường phát triển có nhiều tiềm năng như Hoa Kỳ, các quốc gia Trung Đông.

Hạ Vy

Tin cũ hơn
Xem thêm