"Xoay bài" các kế hoạch kinh doanh

Cập nhật: 11:42 | 12/05/2020 Theo dõi KTCK trên

KTCKVN - Kết thúc quý I/2020, phần lớn các doanh nghiệp niêm yết đã công bố báo cáo kết quả kinh doanh với mức sụt giảm bình quân 20% so với cùng kỳ năm 2019. Để đối phó tác động của dịch COVID-19, việc thực hiện tái cấu trúc, cơ cấu lại thị trường, đối tác… để hạn chế rủi ro, giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường trọng điểm là những nhiệm vụ cấp bách mà doanh nghiệp Việt cần xét đến...

Thống kê mới đây của Fiinpro cho biết, tới thời điểm 6/5, đã có 921 doanh nghiệp niêm yết (chiếm 94% vốn hóa thị trường) công bố con số chính thức hoặc ước tính kết quả kinh doanh quý I trong đó, 746 doanh nghiệp có lãi, 193 doanh nghiệp thua lỗ. Nếu chỉ tính các doanh nghiệp phi tài chính, không tính các ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán và quản lý quỹ thì doanh thu giảm 4,3%, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm tới 41,1%.

xoay bai cac ke hoach kinh doanh

Trong số này, các doanh nghiệp trong rổ VN30 đã công bố kết quả kinh doanh quý I/2020 với tổng doanh thu tăng 2,4%, trong khi lợi nhuận sau thuế giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước trong đó chỉ có 10 doanh nghiệp có doanh thu giảm so với cùng kỳ nhưng có đến 21 doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế giảm so với cùng kỳ.

Một số doanh nghiệp báo lỗ lớn như PLX lỗ 1.813 tỷ đồng, VJC lỗ 989 tỷ đồng và MSN lỗ 216 tỷ đồng. Ðây cũng là quý đầu tiên PLX và VJC báo lỗ tính từ ngày niêm yết.

CTCP Vĩnh Hoàn (VHC), doanh nghiệp đầu ngành thủy sản, đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 với doanh thu thuần đạt 1.636 tỷ đồng, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái và lợi nhuận sau thuế đạt 152 tỷ đồng, giảm một nửa so với cùng kỳ.

Cùng với thủy sản, dệt may cũng là ngành chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những hạn chế trong hoạt động xuất khẩu.

Cụ thể, tại CTCP Dệt may Thành Công (TCM), doanh thu thuần trong quý I/2020 đạt 790,2 tỷ đồng, giảm 19,2% so với cùng kỳ trong đó, chủ yếu là do doanh thu xuất khẩu sụt giảm 25%; lợi nhuận ròng 34 tỷ đồng, giảm tương ứng 21% so với cùng kỳ 2019. Ðây cũng là quý ghi nhận lợi nhuận thấp nhất của TCM trong 2 năm trở lại đây.

Tương tự, các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ cũng chịu thiệt hại ở mức khủng khiếp đơn cử như CTCP Dịch vụ tổng hợp Sài Gòn (SVC), sự ngưng trệ trong hoạt động mua sắm do ảnh hưởng của dịch COVID-19 dẫn đến doanh số ô tô quý I sụt giảm sâu.

Trong quý I, doanh thu thuần của SVC đạt 3.145,7 tỷ đồng, giảm 25,4%, nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ còn 8,8 tỷ đồng, giảm 89% so với cùng kỳ 2019.

xoay bai cac ke hoach kinh doanh
Theo thống kê của Fiinpro, tính đến ngày 7/5/2020, đã có 290 doanh nghiệp công bố Nghị quyết ÐHCĐ với mức vốn hóa chiếm 13,6%. Tổng doanh thu kế hoạch của những doanh nghiệp này giảm nhẹ (0,05%) so với số thực hiện năm 2019, lợi nhuận trước thuế giảm 10,4%. Dữ liệu này cho thấy, có sự phân hóa mạnh giữa các nhóm ngành trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh.

Ngoài ra, nhóm doanh nghiệp ngành tiện ích nói chung như điện, nước, xăng dầu, khí đốt cũng ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm lần lượt 12,1% và 45% so với số thực hiện năm 2019, một phần chủ yếu từ kế hoạch sụt giảm mạnh của Tổng Công ty Khí (GAS) do doanh nghiệp này chiếm 45% vốn hóa toàn ngành.

"Trông trời để ra đồng"

Ở thời điểm đầu năm, TCM rất tự tin vào khả năng tăng trưởng hai con số trong năm 2020, nhưng nay mức lợi nhuận đã điều chỉnh và con số dự kiến là 188 tỷ đồng, tương ứng giảm 12,9% so với năm 2019.

Theo TCM, để đạt được kế hoạch này, đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ phía Công ty và phụ thuộc vào sự kiểm soát bệnh dịch của các thị trường quốc tế, mà trọng điểm vẫn là thị trường Mỹ.

Còn với VHC, lãnh đạo công ty cho biết, hoạt động của Công ty phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu, nên khó tránh khỏi sự ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, sự bù đắp của các thị trường trong từng giai đoạn cũng giúp Công ty giảm bớt khó khăn bởi dù trong đại dịch, thủy hải sản vẫn là mặt hàng thiết yếu. Hoạt động xuất khẩu của VHC sang thị trường Trung Quốc bắt đầu tăng dần trong tháng 5 và gần như sẽ phục hồi hoàn toàn vào tháng 6/2020. Ðiều này có thể bù đắp được sự sụt giảm đối với hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Theo SVC, hoạt động kinh doanh của Công ty đang gặp không ít khó khăn, đặc biệt là mảng dịch vụ thương mại. Theo đó, SVC sẽ tập trung thực hiện tái cấu trúc bộ máy nhân sự và các giải pháp kinh doanh theo hướng tinh gọn, công nghệ hóa, thậm chí đã phải tính đến việc huy động cán bộ công nhân viên chung sức cùng doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn như cắt giảm lương, làm việc luân phiên…

Tương tự, lãnh đạo của một doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản cũng chia sẻ, hiện công ty đang rà soát lại kế hoạch nguồn thu, qua đó, nhìn nhận các khoản thu khả quan nhất để tối ưu hóa dòng tiền; đồng thời, xem xét lại các khoản chi tiêu cần thiết. Thậm chí, công ty có thể xem xét điều chỉnh kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 2020 để phù hợp hơn với tình hình thực tế.

xoay bai cac ke hoach kinh doanh 3 doanh nghiệp niêm yết trên HNX bị phát hiện từ lãi thành lỗ sau kiểm toán

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa cập nhật kết quả kinh doanh năm 2019 sau kiểm toán của các doanh nghiệp niêm ...

xoay bai cac ke hoach kinh doanh Năm 2020, Nhựa Tiền Phong đặt kế hoạch lãi trước thuế tăng trưởng 3%

KTCKVN - CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (HNX - Mã: NTP) vừa công bố tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên năm ...

xoay bai cac ke hoach kinh doanh Vinatex báo lợi nhuận giảm nhẹ 3% trong quý đầu 2020

KTCKVN - Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCOM – Mã chứng khoán: VGT) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020.

Văn Thắng