Xem "đau khổ vì thua lỗ” là chi phí để có thể “hạnh phúc hơn”
Ông Phạm Lưu Hưng, chuyên gia kinh tế trưởng SSI cho rằng, nỗi khổ đau hãy nhìn theo góc độ đó là chi phí bỏ ra để có hạnh phúc hơn, tuy nhiên đừng để chi phí này quá lớn.

Cổ phiếu giảm sâu, thua lỗ nặng trong nửa đầu năm khiến nhiều nhà đầu tư chán nản, đau khổ, muốn rời bỏ thị trường. Một trạng thái đối lập hoàn toàn với năm 2021, ào ạt tham gia và đánh đâu thắng đó.
Tuy nhiên, chia sẻ trong chương trình Bí mật đồng tiền số 28, ông Phạm Lưu Hưng, chuyên gia kinh tế trưởng SSI cho rằng, nỗi khổ đau hãy nhìn theo góc độ đó là chi phí bỏ ra để có hạnh phúc hơn, tuy nhiên đừng để chi phí này quá lớn.
Còn theo Ông Nguyễn Huy Hà, Giám đốc Kinh doanh CTCP Chứng khoán SSI cho rằng, không nên nắm giữ quá lâu một cổ phiếu, nếu lỗ quá cũng buộc phải cắt lỗ. Hãy nhìn bao quát thị trường và quan trọng nhất là định giá cổ phiếu.
Ông Hà có gu thích các “cổ phiếu bị ruồng bỏ nhưng có tương lai”. Ruồng bỏ ở đây là nhìn thấy ở nhà đầu tư cảm thấy chán nản với cổ phiếu, quyết bán bằng mọi giá, ở thời điểm nào đó giá giảm hơn giá trị doanh nghiệp, và tới thời điểm khác nhắc đến cổ phiếu vẫn không thu hút được sự quan tâm từ họ. Khi đó giá cổ phiếu đã giảm sâu, thanh khoản thấp.
Ông Hà phân loại “ruồng bỏ” thành 2 nhóm. Nói về thị trường chung, ruồng bỏ mang tính chất vĩ mô, như rủi ro về suy thoái kinh tế, chiến tranh, dịch bệnh…, nhà đầu tư sẽ bán tháo, quá khứ đã có kịch bản này 2008 - 2009 suy thoái kinh tế thế giới; năm 2020 dịch bệnh.
Còn liên quan ngành, đặc biệt riêng từng cổ phiếu, tức câu chuyện cổ phiếu là gì. Hiện tại, đang là nhóm nào, ông Hà cho rằng có thể đó là nhóm chứng khoán và thép. Còn câu chuyện riêng nữa chính là “hệ sinh thái FLC” thì phải có tiêu chí để phân tích, nhìn nhận cổ phiếu, diễn biến trong tương lai ra sao, phải hình dung kịch bản nó xử lý sự cố như thế nào.
HPG từng là chú thiên nga, giờ giá cổ phiếu giảm, nhà đầu tư cá nhân không còn yêu thích gì với cổ phiếu này. Ông Hưng cho rằng, sau đợt giảm sâu, nhiều cổ phiếu triển vọng ngắn hạn khá rủi ro, nhưng triển vọng dài hạn thì vẫn ổn. Nếu đầu tư thì tùy quan điểm, nhiều người thích mua đúng điểm hồi lại được thì hơi khó, nhưng nếu tư duy dài hạn thì khá ổn, mua chấp nhận lỗ một thời gian và sau đó nó ổn định lại, còn nói về triển vọng ngắn hạn với cổ phiếu này hiện rất khó.
Theo ông Hưng, cổ phiếu chu kỳ thì dài ở thị trường Việt Nam là 1 năm trở lên. Nhà đầu tư dài hạn thì thường có sự khác biệt, hơn nhau và sống qua giai đoạn này thì giá vốn buộc phải thấp. Nếu có giá vốn cao mà cả margin thì phải xử lý tài khoản thì phải có điểm dừng lỗ, còn để giữ thì rất khó.
Ông Hưng cho rằng, hiện nay là thị trường con gấu, vì đã giảm trên 20%, có hy vọng thì “con gấu ngủ đông” - tức đừng giảm thêm nữa, hay “như con cua đi ngang" thì tốt.
Trong khi đó, xét về trung hạn, ông Hà hy vọng trạng thái thị trường sẽ như con Kangaroo - tức swing trong một vùng nào đó.
Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán#Bản tin chứng khoán#chứng khoán phái sinh#Cổ phiếu tâm điểm#đại hội cổ đông#chia cổ tức#phát hành cổ phiếu#bản tin bất động sản#Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.
![]() | Vì sao cổ phiếu cơ bản chưa thể hồi phục trong sự biến động của chứng khoán thế giới? Tất cả cổ phiếu tăng trưởng đều cần giai đoạn nghỉ ngơi. Thông thường, một chu kỳ tích luỹ sẽ khoảng 6 tháng cho đến ... |
![]() | Đã đến lúc bắt đầu gom mua, tích lũy cổ phiếu có triển vọng Quan trọng hơn cả đó là nhà đầu tư hãy quan tâm nhiều đến các cổ phiếu riêng lẻ đã giảm nhiều giai đoạn vừa ... |
![]() | Nhà đầu tư nên giữ vị thế quan sát để chờ thị trường ổn định và an toàn hơn Chuyên gia VNCS cũng lưu ý trong giai đoạn hiện tại, nhà đầu tư nên giữ vị thế quan sát để chờ thị trường ổn ... |