WB khuyến nghị chính sách cho Việt Nam sau vụ ngân hàng SVB phá sản

Cập nhật: 08:56 | 14/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Theo Ngân hàng Thế giới (World Bank – WB), Việt Nam cũng có vấn đề thắt chặt tiền tệ, cũng như thanh khoản ở ngân hàng nhỏ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phải giám sát khu vực tài chính, nắm vững các diễn biến và chuẩn bị cho khả năng sẵn sàng hành động.

HSBC mua lại ngân hàng SVB Anh quốc (SVBUK) với giá 1 bảng

Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã công bố báo cáo Điểm lại – Cập nhật Tình hình kinh tế Việt Nam tháng 3/2023 với tiêu đề: “Đánh thức tiềm năng dịch vụ để tăng trưởng”.

Phát biểu tại buổi họp báo, bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia World Bank tại Việt Nam, đã có những nhìn nhận về vụ việc sụp đổ của ngân hàng Sillicon Valley Bank (SVB) vào cuối tuần qua và hàm ý chính sách với Việt Nam.

World Bank đưa ra 6 khuyến nghị cho Việt Nam nhìn từ vụ phá sản của Silicon Valley Bank
WB đưa ra 6 khuyến nghị cho Việt Nam nhìn từ vụ phá sản của Silicon Valley Bank

Theo bà Turk, cuối tuần qua thế giới đã chứng kiến vụ đóng cửa của SVB, ngân hàng lớn thứ 16 ở Mỹ. Tác động của sự kiện này sẽ tiếp tục trong những ngày và tuần tới, có thể dẫn đến nhiều biến động hơn trên thị trường tiền tệ và tài chính toàn cầu.

Theo lãnh đạo World Bank tại Việt Nam, trong nền kinh tế Việt Nam, các nhà hoạch định chính sách phải xử lý những những biến động

"Chúng ta cũng thấy ở Việt Nam cũng có vấn đề thắt chặt tiền tệ, cũng như một số vấn đề thanh khoản ở ngân hàng nhỏ. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phải giám sát khu vực tài chính, nắm vững các diễn biến và chuẩn bị cho khả năng sẵn sàng hành động", bà Carolyn Turk nói.

Bà Dorsati Madani, chuyên gia kinh tế của World Bank cũng thẳng thắn chỉ ra một số điểm yếu trong hệ thống tài chính của Việt Nam như việc xảy ra tại các công ty bất động sản và ngân hàng xảy ra vào tháng 9, tháng 10 năm 2022.

6 gợi ý chính sách cho Việt Nam

Để giải quyết những điểm yếu này, theo bà Dorsati Madani cần tăng cường khung chính sách và giám sát đối với các định chế tài chính cũng như thay đổi về mặt pháp lý, văn hoá.

Thứ nhất, cần tập trung vào việc tăng cường cơ chế giám sát dựa trên rủi ro của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) để tránh gặp phải rủi ro như vụ việc SVB.

Thứ hai, tăng cường cơ chế giải quyết những ngân hàng yếu hoặc mất khả năng trả nợ.

Thứ ba, thiết lập khuôn khổ cơ chế và chính sách chặt chẽ để giám sát các tập đoàn hợp nhất có thành viên là ngân hàng thương mại, bao gồm phân tách rõ ràng giữa ngân hàng và tập đoàn doanh nghiệp.

Thứ tư, sửa đổi Luật về các tổ chức tín dụng và Luật Ngân hàng Nhà nước để đảm bảo cơ quan giám sát được giao nhiệm vụ pháp lý và được bảo vệ theo pháp luật khi thực thi nhiệm vụ với thiện ý và trong phạm vi trách nhiệm giám sát.

Thứ năm, tăng cường các chuẩn mực trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp, bao gồm thúc đẩy thị trường chào bán đại chúng theo hướng minh bạch hơn, trong mối tương quan với thị trường chào bán riêng lẻ và tăng cường áp dụng đánh giá định mức tín nhiệm để bảo vệ nhà đầu tư và ngăn ngừa lạm dụng thị trường.

Thứ sáu, tăng cường minh bạch chung trong khu vực tài chính qua định kỳ công bố thông tin theo các chỉ tiêu về thị trường tài chính và khu vực ngân hàng một cách kịp thời và đầy đủ chi tiết.

Cổ phiếu ngân hàng: Vì đâu nhà đầu tư vẫn thận trọng?

Báo cáo về ngành ngân hàng, Công ty Chứng khoán VNDirect cho rằng, có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự thận trọng khi đầu tư ...

VCBS tham gia giải chạy 60 năm Vietcombank “Vạn trái tim - Một niềm tin”

Sáng 12/3, các cán bộ nhân viên tại Công ty chứng khoán Vietcombank – VCBS đã hòa cùng hơn 3000 vận động viên tham gia ...

VIB có rủi ro tập trung thuộc nhóm thấp nhất thị trường

Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) hầu như không có trái phiếu doanh nghiệp, với tỷ lệ chưa đầy 1% tổng dư nợ.

Hoàng Quyên

Tin liên quan