VPBank sẽ không chia cổ tức năm 2020, hoàn tất việc bán vốn tại FE Credit

Cập nhật: 10:11 | 30/04/2021 Theo dõi KTCK trên

Chiều qua, 29/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB) tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021 tại Hà Nội. Tại đại hội, HĐQT VPBank đã trình cổ đông kế hoạch không chia cổ tức năm 2020.

0652-vp3043
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã: VPB)

Không chia cổ tức năm 2020, mục tiêu lãi hơn 16.600 tỷ đồng năm 2021

Tại đại hội, HĐQT VPBank đã trình cổ đông kế hoạch không chia cổ tức năm 2020; thay vào đó giữ lại toàn bộ lợi nhuận còn lai sau trích quỹ bắt buộc gần 8.852 tỷ đồng nhằm giữ lại nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Đồng thời, VPBank cũng trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 16.654 tỷ đồng, tăng gần 28% so với năm trước.

Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm dự kiến đạt 491.886 tỷ đồng, tăng 17,4% so với thời điểm đầu năm. Dư nợ tín dụng kế hoạch đạt 376.340 tỷ đồng, tăng 16,6%. Tổng huy động khách hàng ước đạt 327.280 tỷ đồng, tăng 10,8%.

5713-vp304
(Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ năm 2021 của VPBank)

Phát hành tối đa 15 triệu cổ phiếu ESOP

Ngoài ra, ngân hàng cũng trình cổ đông hai phương án phát hành cổ phiếu cho cán bộ nhân viên theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP).

Với phương án sử dụng cổ phiếu quỹ, hiện VPBank có hơn 75,2 triệu cổ phiếu quỹ, ngân hàng dự kiến dùng 15 triệu cổ phiếu trong số đó được dự kiến bán ra với giá ưu đãi bằng mệnh giá 10.000 đồng/cp theo chương trình ESOP.

Hơn 60 triệu cổ phiếu quỹ còn lại dự kiến phát hành cho các nhà đầu tư mới vào các thời điểm thích hợp.

Với phương án phát hành mới, ngân hàng cũng kế hoạch giới hạn số lượng cổ phiếu phát hành là 15 triệu cp (tương đương tỷ lệ phát hành 0,593%).

Cổ phiếu ESOP được mua sẽ bị phong tỏa (hạn chế chuyển nhượng) tối đa 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt bán và được nới dần qua các năm.

Sau phát hành, vốn điều lệ của VPBank dự kiến tăng tối đa thêm 150 tỷ đồng, lên gần 25.450 tỷ đồng.

Phê duyệt phương án chuyển nhượng cổ phần tại FE Credit

Tại đại hội, VPBank cũng trình cổ đông phê duyệt lại phương án chuyển nhượng phần vốn góp của VPBank tại FE Credit.

Cụ thể, VPBank kế hoạch chuyển nhượng phần vốn góp tương đương với 49% vốn điều lệ của FE Credit cho SMBC Consumer Finance (Nhật Bản) và 1% cho CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCSC).

Đồng thời, chuyển đổi hình thức pháp lý của FE Credit từ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sau khi hoàn tất giao dịch chuyển nhượng.

Ngày(28/4), VPBank và Tập đoàn SMBC đã chính thức đi đến được thoả thuận chung trong việc bán 49% vốn tại FE Credit. Giá trị thương vụ ước gần 1,4 tỷ USD.

Ngoài ra, đại hội cũng xem xét việc uỷ quyền cho HĐQT quyết định một số vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết; chấp thuận việc phát hành trái phiếu và niêm yết trái phiếu này trên thị trường quốc tế...

SCB vào Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2021

Ngân hàng Sài Gòn (SCB) đã vinh dự có mặt trong bảng xếp hạng “Top 500 Doanh nghiệp tăng trưởng nhất Việt Nam 2021” (FAST500), ...

ABBANK lên kế hoạch tăng vốn lên hơn 9.409 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.973 tỷ đồng

Ngày 29/04/2021 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) đã tổ chức thành công Đại hội đồng Cổ đông thường niên. Tại đây, ...

Nam A Bank muốn thoái vốn tại ACM, tăng vốn điều lệ lên 8.564 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank) dự kiến sẽ giảm mức vốn góp tại AMC từ 100% vốn xuống còn tối đa 11%, ...

Linh Đan