VPBank: Hơn 4,4 triệu cổ phiếu ESOP sắp được tự do chuyển nhượng

Cập nhật: 14:17 | 12/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Thời gian dự kiến thực hiện giải tỏa hơn 4,4 triệu cổ phiếu ESOP của VPBank từ 15/8 đến 19/8/2022.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

Gần đây, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - Mã cổ phiếu: VPB) đã ra thông báo giải tỏa đợt một lượng 30% cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng, phát hành theo chương trình lựa chọn người lao động năm 2021 (ESOP 2021), tương đương 4,46 triệu cổ phiếu. Thời gian dự kiến giải tỏa từ ngày 15-19/8.

Vào đầu tháng 7/2022, VPBank đã ra thông báo về việc phát hành 30 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho người lao động (ESOP). Giá phát hành là 10.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị phát hành là 300 tỷ đồng.

Cổ phiếu quỹ được bán cho người lao động sẽ bị hạn chế chuyển nhượng tối đa 3 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Sau một năm sẽ giải tỏa 30% cổ phần, sau hai năm giải tỏa tiếp 35% số cổ phần và sau ba năm giải tỏa 35% số cổ phần còn lại.

Mục đích của đợt phát hành này là để nâng cao vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ nhân viên (CBNV), gắn liền lợi ích của CBNV với lợi ích công ty, tạo động lực cho người lao động đồng thời khuyến khích CBNV, tạo động lực cho CBNV khi công tác chuyên môn, thu hút nhân tài và giữ chân những CBNV có năng lực.

Hiện tại ngân hàng VPBank đang có 60,2 triệu cổ phiếu quỹ và 4,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành.

Ngoài phương án phát hành ESOP, ĐHĐCĐ thường niên 2022 còn thông qua phương án tăng vốn điều lệ thành hai đợt từ 45.056 tỷ đồng lên 79.334 tỷ đồng, mức vốn điều lệ cao nhất hệ thống hiện này.

Về kết quả kinh doanh, hoạt động kinh doanh của VPBank trong nửa đầu năm 2022 ghi nhận tăng trưởng ấn tượng nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế. Dư nợ tín dụng ngân hàng hợp nhất đạt 436 nghìn tỷ đồng, trong đó tăng trưởng tín dụng của riêng ngân hàng mẹ là 14,3%, cao hơn mức trung bình 9,35% toàn ngành, cùng với sự đóng góp lớn từ các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Doanh số giải ngân 6 tháng đầu năm của hai phân khúc chiến lược này đã tăng trên 30% so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu đến từ các sản phẩm cho vay thế chấp.

Thu nhập hoạt động hợp nhất đạt 31,6 nghìn tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ. Trong đó, thu nhập từ lãi tăng ổn định, nhờ tín dụng tăng trưởng gấp 3 lần so với cùng kỳ 2021. Tương tự, thu nhập thuần từ phí tăng ấn tượng 34,5% so với 6 tháng đầu năm 2021 khi ghi nhận gần 2.800 tỷ đồng, do tăng doanh thu từ hoạt động thanh toán, kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, quản lý tài khoản và dịch vụ thẻ.

Đáng chú ý, tổng chi tiêu thẻ tín dụng trong 6 tháng đầu năm tăng 22% so với cùng kỳ, hậu thuẫn bởi loạt sản phẩm thẻ tín dụng đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao khi nền kinh tế từng bước phục hồi sau đại dịch. VPBank vừa qua đã được tổ chức VISA vinh danh với giải thưởng thuộc 2 lĩnh vực dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng doanh số và tỷ lệ thẻ hoạt động.

Bên cạnh đó, thu nhập từ nợ đã xử lý đạt kết quả khả quan, tăng 26% so với cùng kỳ với trên 1,7 nghìn tỷ đồng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Ngân hàng Nhà nước thúc đẩy tín dụng từ kênh chính thức

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục tăng cường thông tin tuyên truyền về vay vốn, tiếp cận tín dụng để ...

Tăng trưởng tín dụng ngân hàng MB có thể đạt 20% năm 2022

Chứng khoán SSI vừa có báo cáo cập nhật về Ngân hàng TMCP Quân đội Việt Nam (MB – Mã chứng khoán: MBB) đưa ra ...

Cuộc đua thị phần CASA sẽ khốc liệt hơn trong những tháng cuối 2022

Nhiều ngân hàng giảm phí giao dịch nhằm tăng thị phần CASA trong năm 2022. Do đó BSC cho rằng việc cạnh tranh về thị ...

Thu Thủy