Vốn điều lệ và vai trò của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp?

Cập nhật: 18:03 | 02/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Vốn điều lệ được nhắc đến nhiều khi thành lập doanh nghiệp, được quy định trong luật như một yếu tố không thể thiếu. Vậy, vốn điều lệ là gì? Vai trò của vốn điều lệ với doanh nghiệp?

Vốn điều lệ là gì?

Vốn điều lệ (Charter Capital hoặc Authorized capital) là loại vốn được các thành viên/cổ đông cam kết đóng góp khi công ty thành lập, để duy trì hoạt động kinh doanh của công ty. Vốn điều lệ sẽ được lưu lại trong biên bản ghi rõ tỷ lệ, cam kết góp vốn, thời gian đóng góp và thỏa thuận của các thành viên, cùng các vấn đề liên quan.

Vốn điều lệ và vai trò của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp?
Ảnh: Ánh Kim

Theo Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ là vốn thực góp của các thành viên, chủ sở hữu, cổ đông của công ty, trong một khoảng thời gian nhất định. Vốn điều lệ được giải thích là tổng giá trị tài sản do thành viên, chủ sở hữu công ty cam kết đóng góp – với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh.

Ngoài ra, vốn điều lệ là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần. Theo quy định, vốn điều lệ không được thấp hơn vốn pháp định. Nếu sau thời gian đăng ký, đơn vị không góp đủ vốn như cam kết, cần thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ theo giá trị thực góp.

Vai trò của vốn điều lệ với doanh nghiệp

Vốn điều lệ là yếu tố không thể thiếu trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Vậy, ý nghĩa và vai trò của vốn điều lệ với công ty thực tế như thế nào?

Ý nghĩa lớn nhất của vốn điều lệ là cơ sở xác định tỷ lệ góp vốn của chủ sở hữu, các thành viên trong công ty. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có căn cứ để phân chia lợi nhuận, quyền – lợi ích và nghĩa vụ giữa các bên tham gia. Cổ đông, thành viên sẽ có trách nhiệm về các khoản nợ hay nghĩa vụ tài sản khác.

Vốn điều lệ là căn cứ để xác định doanh nghiệp có đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, trong một số loại hình kinh doanh, ngành nghề nhất định. Ví dụ như, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Bất động sản vốn điều lệ không thấp hơn 20 tỷ đồng, kinh doanh mua bán nợ không thấp hơn 100 tỷ đồng, bảo hiểm nhân thọ có vốn điều lệ từ 600 tỷ đồng…

Vốn điều lệ doanh nghiệp được ghi trong biên bản họp, thể hiện cam kết mức trách nhiệm bằng tài sản, vật chất của thành viên công ty với khách hàng, đối tác.

Dựa trên vốn điều lệ cho đối tác, khách hàng, nhà nước biết về tổng số vốn đầu tư đăng ký ban đầu để doanh nghiệp có thể hoạt động. Vốn điều lệ cho thấy quy mô, năng lực và vị trí của công ty trên thị trường. Đối tác khách hàng sẽ có thể tin tưởng, giao dịch với công ty đối tác có vốn điều lệ lớn.

Tổng giá trị mức vốn điều lệ cao thể hiện giá trị cũng như tầm vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ. Doanh nghiệp mới thành lập chưa có kinh nghiệm quản lý có thể đăng ký số vốn điều lệ nhỏ. Khi đã đi vào hoạt động ổn định, công ty đăng ký bổ sung vốn điều lệ để nâng tầm, so với doanh nghiệp khác cùng thời điểm.

SeABank: Vốn điều lệ tăng thêm 594 tỷ đồng sau khi phát hành cổ phiếu ESOP

Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank - SSB), vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng 594 tỷ đồng lên ...

VPBank tham vọng tăng trưởng CASA trên 80%

Trên nền tảng đạt được các kết quả kinh doanh khả quan trong năm 2022, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tiếp tục ...

SeABank tăng vốn điều lệ lên gần 20.403 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán SSB) vừa chính thức hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên gần 20.403 tỷ ...

Đan Chi