Vốn điều lệ dẫn đầu hệ thống ngân hàng, VPBank (VPB) có lợi thế gì?

Cập nhật: 11:31 | 29/11/2023 Theo dõi KTCK trên

Sau Quyết định ban hành ngày 14/11/2023 vừa qua của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vốn điều lệ VPBank (HOSE:VPB) đã chính thức vượt 79.300 tỷ đồng, vươn lên vị trí dẫn đầu hệ thống Ngân hàng Việt Nam.

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) đã chính thức tăng vốn điều lệ từ 67.434 tỷ đồng lên 79.339 tỷ đồng, bỏ xa nhóm 04 ngân hàng thương mại nhà nước và các ngân hàng thương mại cổ phần khác, vươn lên vị trí dẫn đầu hệ thống ngân hàng Việt Nam về quy mô vốn điều lệ.

Trước đó, Ban điều hành Ngân hàng VPBank đã công bố nghị quyết sửa đổi vốn điều lệ của ngân hàng sau khi hoàn tất thương vụ phát hành riêng lẻ 1,19 tỷ cổ phiếu VPB (tương đương 15% cổ phần) cho nhà đầu tư chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC, Nhật Bản) trong tháng 10/2023 vừa qua. Lô cổ phiếu này sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm tới.

Thương vụ này giúp Ngân hàng VPBank thu về hơn 35.900 tỷ đồng (tương đương gần 1,5 tỷ USD) vốn cấp 1. Đồng thời, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng VPBank cũng được nâng từ mức 103.500 tỷ đồng lên gần 140.000 tỷ đồng, chỉ còn xếp sau Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HOSE: VCB). Đây được đánh giá là một trong những thương vụ bán cổ phần cho đối tác ngoại lớn nhất trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Việt Nam từ trước đến nay.

Vốn điều lệ dẫn đầu hệ thống Ngân hàng, VPBank (VPB) có lợi thế gì?
Đối tác chiến lược của VPBank.

Bệ phóng tài chính "dày"

Hoạt động bán vốn này được VPBank lên kế hoạch triển khai từ năm 2022, trong nỗ lực củng cố năng lực tài chính dài hạn và giúp ngân hàng đạt được các mục tiêu tăng trưởng trong chiến lược phát triển 5 năm lần thứ 3 (2022-2026).

Cùng với việc tăng cường vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của ngân hàng, theo tính toán của tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s, sẽ tăng lên gần 19% – dẫn đầu trong các ngân hàng tại Việt Nam được tổ chức này đánh giá, sau giao dịch nói trên.

Theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ này cũng đang cao hơn đáng kể so với mức CAR trung bình của khối ngân hàng thương mại cổ phần (11,5%) và tiệm cận ngưỡng trung bình của các ngân hàng nước ngoài tính tới thời điểm cuối tháng 9/2023 (20,87%).

Một nền tảng vốn lớn sẽ tăng cường và củng cố đáng kể sức mạnh tài chính cho VPBank, qua đó cho phép ngân hàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng ở các phân khúc chiến lược như khách hàng cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME). Ngoài ra, VPBank có tiềm lực đủ tài chính để phục vụ những khách hàng doanh nghiệp có quy mô lớn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư chiến lược SMBC được kỳ vọng sẽ đóng góp vào sự tăng trưởng của VPBank bằng các hợp tác song phương, chiến thuật và kinh nghiệm mà định chế này đã tích lũy được trong nhiều năm qua ở nhiều thị trường châu Á.

Tình hình kinh doanh tăng trưởng tích cực

Quý 3/2023, tín dụng của ngân hàng mẹ VPBank đạt hơn 488.000 tỷ đồng, tăng hơn 22% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, tăng trưởng tín dụng trong phân khúc khách hàng cá nhân tăng 19% so với đầu năm đạt hơn 232.000 tỷ đồng. Đây là các mức tăng trưởng cao hơn nhiều lần so với tăng trưởng tín dụng trung bình ngành 6,9% tại thời điểm cuối tháng 9/2023.

Đáng chú ý, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) - nguồn vốn chi phí rẻ đã đạt mức tăng trưởng hơn 22% so với thời điểm đầu năm; qua đó, đưa tỷ lệ CASA trong cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng mẹ VPBank, giúp nhà băng này tối ưu hóa chi phí vốn.

Với hoạt động kinh doanh hiệu quả, NIM của nhà băng này được giữ ổn định, tại mức 5,6% trong quý 3/2023. Theo đánh giá của nhiều tổ chức tài chính, chi phí vốn của Ngân hàng VPBank kỳ vọng sẽ giảm xuống kể từ quý 4/2023, giúp ngân hàng này cải thiện NIM và thu nhập lãi thuần.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VPB hiện đang giao dịch trong vùng 19.400 đồng/cp, tương ứng mức tăng 0,26%. So với thời điểm đầu năm ,VPB đã tăng trưởng hơn 110%. Hiện tại, nhịp tăng trưởng của VPB không ổn định do diễn biến rung lắc mạnh của thị trường chung.

Tuy nhiên, CTCK VNDIRECT vẫn đặt nhiều kỳ vọng vào mã chứng khoán này. Cụ thể, VNDIRECT đặt khuyến nghị Khả quan với mức giá mục tiêu cao hơn là 26.100đ/cổ phiếu cho cổ phiếu VPB vì: 1) tỷ lệ an toàn vốn ~18% sau thương vụ với SMBC và mức tăng trưởng tín dụng hàng đầu, 2) cơ hội mở rộng bên ngoài cho vay truyền thống nhờ các công ty con thuộc các lĩnh vực cho vay tiêu dùng (FE Credit), chứng khoán (VPBank Securities), và bảo hiểm phi nhân thọ (OPES) cùng với 3) định giá hấp dẫn với P/B cho năm 2023 chỉ đạt 1,0 lần – thấp hơn nhiều sv trung bình 3 năm là 1,8 lần sv mức tăng trưởng EPS hơn 15% trong giai đoạn 2022- 25.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Chứng khoán VPBank (VPBankS) xin từ nhiệm

HĐQT VPBankS đã nhận được đơn từ nhiệm của ông Ngô Phương Chí đồng thời thông báo lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản ...

Chủ tịch kiêm CEO Jun Ohta của “siêu ngân hàng” Sumitomo Mitsui - người đứng sau thương vụ M&A lịch sử với VPBank, qua đời ở tuổi 65

Ông Jun Ohta, Chủ tịch kiêm CEO của Sumitomo Mitsui Financial Group (SMFG) – một trong ba định chế tài chính lớn nhất Nhật Bản, ...

Novaland (NVL) cập nhật tình trạng thanh toán hai lô trái phiếu 1.000 tỷ, công ty con xin chia sẻ TSĐB trái phiếu cho khoản vay 3.600 tỷ tại VPBank

Novaland tiếp tục thực hiện thanh toán một phần đối với các lô trái phiếu chậm trả bằng tài sản đảm bảo. Trong khi đó, ...

Mộng Diệp

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm