Vinamilk (VNM) định ngày chốt quyền trả cổ tức bằng tiền năm 2021

Cập nhật: 10:32 | 18/06/2022 Theo dõi KTCK trên

VNM sẽ trả tức còn lại năm 2021 tỷ lệ 9,5% và tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 tỷ lệ 15%. Tổng tỷ lệ là 24,5% (tương ứng 01 cổ phiếu được nhận 2.450 đồng). Thời gian thanh toán vào ngày 19/8.

3059-vina2
Vinamilk (VNM) định ngày chốt quyền trả cổ tức bằng tiền năm 2021

CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán VNM - sàn HOSE) mới đây đã ra thông báo triển khai trả cổ tức còn lại năm 2021 và tạm ứng cổ tức đợt 1/2022. Cụ thể, VNM sẽ trả tức còn lại năm 2021 tỷ lệ 9,5% và tạm ứng cổ tức đợt 1/2022 tỷ lệ 15%. Tổng tỷ lệ là 24,5% (tương ứng 01 cổ phiếu được nhận 2.450 đồng). Thời gian thanh toán vào ngày 19/8. Như vậy, với gần 2,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Vinamilk sẽ phải chi xấp xỉ 5.120,4 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông.

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2022, cổ đông đã thông qua phương án trả cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 38,5% bằng tiền. Trước đó, vào tháng 9/2021 và tháng 2/2022, Công ty đã tạm ứng 2 đợt cổ tức năm 2021 với tỷ lệ 29%.

Mới đây, quỹ F&N Dairy Investment, cổ đông lớn Công ty đã đăng ký mua gần 21 triệu cổ phiếu VNM từ ngày 22/6 đến ngày 21/7 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Nếu giao dịch hoàn tất, tổ chức trên sẽ nâng sở hữu tại VNM từ 369,7 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 17,69%) lên 390,65 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 18,69%).

Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/6, cổ phiếu VNM giảm 1,91% về mức 66.700đ/cp. Khối lượng giao dịch trung bình 10 phiên gần nhất đạt 1,81 triệu đơn vị.

2854-vnm
Diễn biến giá cổ phiếu VNM thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

Về tình hình kinh doanh, trong quý I/2022, Vinamilk ghi nhận doanh thu thuần đạt 13.878 tỷ đồng, tăng 5,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.283 tỷ đồng, giảm 12% quý I/2021.

Công ty cho biết, chuỗi cung ứng bị gián đoạn do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến giá nguyên vật liệu tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Việc giá dầu thô tăng cao cũng làm cho chi phí vận chuyển gia tăng dẫn đến giá vốn hàng bán và nhiều chi phí đầu vào tăng theo và khiến lợi nhuận giảm.

Vinamilk tham vọng chiếm 63% doanh số ngành sữa Việt Nam

CEO Mai Kiều Liên - thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Vinamilk cho biết, đến năm 2025, tổng doanh thu nội địa của ngành sữa Việt Nam ước đạt 136.000 tỷ đồng, trong đó Vinamilk nỗ lực đạt 86.000 tỷ đồng, tương đương với tỉ lệ hơn 63%.

Bà Mai Kiều Liên cũng nhấn mạnh tiềm năng tăng trưởng của ngành sữa khi mức tiêu thụ bình quân đầu người còn rất thấp so với khu vực. Bên cạnh đó, GDP tăng lên thì nhu cầu sử dụng sữa cũng sẽ tăng lên.

Bình quân mỗi năm Việt Nam có 1 triệu trẻ em được sinh ra và cũng là đối tượng sử dụng sữa nhiều nhất. Dân số Việt Nam cũng có xu hướng phát triển, từ đó, gia tăng tập khách hàng tiềm năng cho ngành sữa.

Vinamilk luôn kiên định với cam kết của một doanh nghiệp (DN) dẫn đầu ngành sữa sẽ góp phần cải thiện tầm vóc người Việt. Lời cam kết này đã được thể hiện trong suốt chặng đường phát triển của Vinamilk nói riêng và ngành sữa nói chung. Từ một đất nước không có thói quen dùng sữa, 12 năm vừa qua, với nỗ lực của những DN trong ngành sữa, tỉ lệ sử dụng sữa của Việt Nam đã cải thiện đáng kể, từ 10 kg lên 25 kg, tăng khoảng 2,5 lần.

Về xuất khẩu, doanh thu xuất khẩu năm 2021 tăng 10%. Năm 2022 dự kiến tăng từ 5-10% trong bối cảnh giá xuất khẩu và khả năng tiêu thụ sản phẩm bị ảnh hưởng bởi giá nguyên liệu tăng cao 37- 40%. Kể cả đường trong nước sản xuất được cũng tăng giá tới 40%.

Về kênh phân phối, Vinamilk đang có kênh truyền thống (các nhà phân phối, 250.000 điểm lẻ), kênh hiện đại (siêu thị, cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng tiện lợi) và kênh thương mại điện tử.

Trong mùa dịch, kênh thương mại điện tử (TMĐT) và kênh hiện đại vẫn phát triển tốt hơn kênh truyền thống do giãn cách xã hội. Bà Liên đánh giá kênh TMĐT có nhiều tiềm năng. Trong năm 2021, tuy doanh thu kênh TMĐT chưa cao nhưng đã tăng trưởng gấp 3 lần so với trước đó.

Cũng theo vị CEO này, trong thời gian tới, Vinamilk sẽ tập trung mạnh vào TMĐT bằng các kế hoạch, chiến lược dài hạn, học tập kinh nghiệm từ các công ty lớn trên thế giới. Khi có cơ hội ở kênh nào, Vinamilk sẽ tập trung cho kênh đó, tuy nhiên bà Liên cũng cho biết sự chuyển đổi giữa kênh truyền thống sang hiện đại sẽ là xu hướng tất yếu.

Việt Nam sẽ có ‘thiên đường sữa’ trên cao nguyên Mộc Châu

Mới đây, Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) và Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức ra mắt và khởi công dự án "Tổ hợp thiên đường sữa Mộc Châu" - hệ sinh thái nông nghiệp khép kín, hiện đại gồm trang trại chăn nuôi bò sữa công nghệ cao kết hợp du lịch sinh thái và nhà máy chế biến sữa công nghệ cao.

Sự kiện có sự tham dự của ông Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, đoàn công tác của Chính phủ, các đoàn đại biểu Quốc hội, lãnh đạo tỉnh Sơn La, huyện Mộc Châu.

Có thể nói, đây là một trong những dự án về nông nghiệp công nghệ cao có quy mô đầu tư lớn nhất từ trước đến nay và cũng là mô hình "Thiên đường sữa" tiên phong được Vinamilk và Mộc Châu Milk giới thiệu tại Việt Nam.

Hai tên tuổi lớn của ngành sữa đã dành hơn 2 năm cùng nghiên cứu, hình thành dự án với tổng vốn đầu tư lên đến 3.150 tỉ đồng. Dự án hội tụ các thế mạnh từ bề dày hơn 65 năm gắn bó và phát triển chăn nuôi bò sữa của Mộc Châu Milk và Vinamilk trong việc xây dựng thành công 13 nhà máy và 13 trang trại bò sữa trên cả nước, trong đó có các mô hình đặc sắc như Trang trại Bò sữa Organic chuẩn châu Âu, Resort Bò sữa 4.0, Trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm.

Phát biểu tại sự kiện, bà Mai Kiều Liên, thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc Vinamilk kiêm hủ tịch HĐQT Mộc Châu Milk, cho biết: "Dự án dự kiến sẽ hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 2024. Vinamilk và Mộc Châu Milk sẽ tích cực triển khai để xây dựng dự án theo đúng tiến độ, mang lại hiệu quả bền vững. Tin tưởng rằng với dự án này, một chương mới sẽ được mở ra trong hành trình phát triển của vùng đất "thiên đường sữa" tại Mộc Châu, Sơn La".

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

ĐHĐCĐ GVR: Dự kiến lợi nhuận đi ngang, chia cổ tức tỷ lệ 5% năm 2022

Sáng ngày 17/06, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam - CTCP (HOSE: GVR) đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2022. GVR dự kiến ...

Lịch chốt quyền trả cổ tức các doanh nghiệp hôm nay 17/6: TN1, SAL, NS2, HC3

Hôm nay ngày 17/6/2022, các doanh nghiệp như TN1, SAL, NS2, HC3... sẽ thực hiện chốt quyền trả cổ tức bằng tiền năm 2021.

Nam Tân Uyên (NTC) dự kiến lãi "đi lùi", chia cổ tức tỷ lệ tối thiểu 60% năm 2022

CTCP Khu Công nghiệp Nam Tân Uyên (UPCoM: NTC) dự kiến năm 2022 có tổng doanh thu hơn 654,2 tỷ đồng, tăng gần 37% so ...

Nguyên Nam

Tin cũ hơn
Xem thêm