Viettronics Tân Bình (VTB): “Nghịch lý” doanh thu và lợi nhuận quý II/2022

Văn Toàn 21/07/2022 16:43

Theo Báo cáo tài chính quý II/2022 mới được CTCP Viettronics Tân Bình (Mã chứng khoán: VTB) công bố, doanh thu thuần của công ty đạt hơn 64 tỷ, giảm hơn 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp cũng giảm 22% về còn hơn 17 tỷ đồng.

Cụ thể, trong quý II/2022, VTB ghi nhận doanh thu thuần của công ty đạt hơn 64 tỷ đồng, giảm hơn 41% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận gộp cũng giảm 22% về còn hơn 17 tỷ đồng. Tuy vậy, doanh thu từ hoạt động tài chính đã mang lại cho VTB 1,1 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần. Cùng với đó, lợi nhuận thuần của công ty cũng đạt 3,2 tỷ đồng, tương đương tăng 68% so với quý II/2021.

VTB ghi nhận doanh thu thuần của công ty đạt hơn 64 tỷ trong quý

Quý II năm nay, lợi nhuận sau thuế của công ty mẹ mang lại cho VTB gần 2,4 tỷ đồng, tăng 80 lần so với cùng kỳ năm trước và chiếm 92% lợi nhuận hợp nhất.

Kết thúc quý II/2022, lợi nhuận của VTB đạt 2,6 tỷ đồng, gấp 2,4 lần so với cùng thời điểm năm 2021. Lãi cơ bản trên cổ phiếu tăng mạnh, đạt 220 đồng/cổ phiếu. Trong khi đó, cùng kỳ năm trước, VTB phải chịu lỗ 3 đồng/cổ phiếu.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VTB giảm 41% xuống còn 115 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận lại tăng mạnh gấp 4 lần, đạt 5,5 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 477 đồng/cổ phiếu, tăng 538 đồng so với 6 tháng đầu năm 2021.

Ngoài doanh thu và lợi nhuận đến từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty mẹ, VTB còn có nguồn thu đến tài chính từ các công ty con như CTCP Công nghệ thông tin VTB (3,15 tỷ đồng), CTCP Vitek - VTB Hà Nội (3,06 tỷ đồng) và CTCP Thương mại JS - VTB (3,5 tỷ đồng).

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên giao dịch ngày 21/7 cổ phiếu VTB tăng 200 đồng lên 12.000 đồng/cổ phiếu với khối lượng giao dịch 400 đơn vị.

Diễn biến cổ phiếu VTB trong 3 tháng gần nhất
CTCP Viettronics Tân Bình (VTB) tiền thân là một xưởng sản xuất nhỏ được thành lập năm 1973 của Công ty Sony, trải qua các giai đoạn phát triển từ Xưởng sản xuất cơ điện Tân Bình (năm 1975), Nhà máy chế tạo tụ xoay Tân Bình (năm 1981), Xí nghiệp Viettronics Tân Bình (1983), đến năm 1991 thì được đổi tên thành Công ty Điện tử Tân Bình với hình thức sở hữu là doanh nghiệp nhà nước. Năm 2004, VTB chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần. Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất, lắp ráp, bảo hành và kinh doanh các sản phẩm điện, điện tử và tin học (không tái chế nhựa, kim loại phế thải, xi mạ điện); kinh doanh bất động sản, văn phòng cho thuê; sản xuất, lắp ráp, bảo trì và mua bán các sản phẩm điện lạnh điện gia dụng... Các sản phẩm của Công ty được tiêu thụ cả trong nước và ngoài nước. Định hướng của VTB trong thời gian tới là nhắm vào các mặt hàng mà dung lượng thị trường còn lớn, bên cạnh việc nghiên cứu thêm các tiện ích mới trong các sản phẩm sản xuất đưa ra thị trường như máy lạnh, máy giặt, tủ lạnh... nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán#Bản tin chứng khoán#chứng khoán phái sinh#Cổ phiếu tâm điểm#đại hội cổ đông#chia cổ tức#phát hành cổ phiếu#bản tin bất động sản#Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Lãi trước thuế 6 tháng đầu năm của VTB tăng mạnh 236%

TBCKVN – Công ty Cổ phần Viettronics Tân Bình (HOSE – Mã chứng khoán: VTB) thông qua kết quả lợi nhuận trước thuế nửa đầu ...

Sau 9 tháng, Viettronics Tân Bình hoàn thành gần 50% kế hoạch doanh thu cả năm

TBCKVN – Công ty Cổ phần Viettronics Tân Bình (HOSE - Mã chứng khoán VTB) đã thông qua kết quả kinh doanh 9 tháng đầu ...

      Nổi bật
          Mới nhất
          Viettronics Tân Bình (VTB): “Nghịch lý” doanh thu và lợi nhuận quý II/2022
          • Mặc định

          POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO