VietinBank siết nợ chủ khu du lịch 2.600 nghìn tỷ Greenhill Village Quy Nhơn

Cập nhật: 10:36 | 03/06/2024 Theo dõi KTCK trên

VietinBank rao bán khoản nợ hàng trăm tỷ của Công ty CP Greenhill VillageGreenhill Village - chủ đầu tư khu nghỉ dưỡng quy mô đầu tư gần 2.600 tỷ đồng tại Bình Định. Dự án Greenhill Village Quy Nhơn được xác định có liên quan đến Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Trương Mỹ Lan.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thủ Thiêm (VietinBank Thủ Thiêm) đã công bố về việc lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty CP Greenhill Village. VietinBank Thủ Thiêm đã đặt giá khởi điểm cho khoản nợ này là 495 tỷ đồng. Giá khởi điểm được xác định bằng tổng số dư nợ gốc, lãi và lãi quá hạn của Greenhill Village tại ngân hàng tính đến ngày 14/5/2024.

Giá khởi điểm này không bao gồm các phí, lệ phí và các chi phí liên quan đến việc mua bán toàn bộ khoản nợ. Người trúng đấu giá sẽ phải chịu các chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu khoản nợ.

VietinBank siết nợ chủ khu du lịch 2.600 nghìn tỷ Greenhill Village Quy Nhơn
Thông báo được đăng tải trên VietinBank

Động thái này của VietinBank Thủ Thiêm nhằm mục đích xử lý khoản nợ và thu hồi vốn, đồng thời chuyển giao nghĩa vụ tài chính cho bên trúng đấu giá, giúp ngân hàng cải thiện tình hình tài chính và giảm rủi ro tín dụng liên quan đến khoản nợ này. Tiêu chí lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản phải tuân thủ quy định tại Khoản 4, Điều 56, Luật Đấu giá tài sản số 01/2016/QH14 và Phụ lục I, Thông tư số 02/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp.

Theo tìm hiều, Công ty CP Greenhill Village, thành lập vào tháng 4/2018, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, với trụ sở tại Hà Nội và do ông Nguyễn Thế Hoàng làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc.

Công ty được biết đến là chủ đầu tư dự án Greenhill Village Quy Nhơn, một khu du lịch nghỉ dưỡng nằm trên Quốc lộ 1D, tuyến đường Quy Nhơn – Sông Cầu, Ghềnh Ráng, Tp. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Dự án có tổng diện tích 16,6 ha, bao gồm 500 căn hộ du lịch, 145 căn biệt thự và 5 bungalow, với tổng vốn đầu tư gần 2.600 tỷ đồng, xây dựng theo tiêu chuẩn 5 sao quốc tế và dự kiến phục vụ hơn 2.000 khách/ngày. Dự án được UBND tỉnh Bình Định chấp thuận đầu tư từ năm 2018 và khởi công vào tháng 9/2023, sau khi được phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tăng vốn vào tháng 9/2022.

Liên quan đến dự án Greenhill Village Quy Nhơn, theo kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, vào ngày 5/10/2022, bà Trương Mỹ Lan đã đưa 14,5 triệu USD (tương đương 350 tỷ đồng) cho ông Tạ Hùng Quốc Việt, khi đó là Tổng Giám đốc Công ty CP Greenhill Village, nhằm mục đích nhận chuyển nhượng dự án này. Từ ngày 23 đến 25/10/2022, sau khi được cơ quan điều tra mời làm việc, ông Việt đã liên hệ và nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận từ bà Trương Mỹ Lan, bao gồm hơn 116,29 tỷ đồng (khoảng 4,75 triệu USD) và 9,75 triệu USD, tổng cộng tương đương với số tiền 14,5 triệu USD.

Ngành ngân hàng chịu áp lực gia tăng nợ xấu

Gần đây, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã tổng kết hoạt động nhiệm kỳ 2019-2024 và định hướng hoạt động cho nhiệm kỳ mới 2024-2029. Trong đó, VietinBank đặt mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản, dư nợ tín dụng và nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư khoảng 9-10% mỗi năm. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) sẽ được duy trì ở mức 16-18%, và tỷ lệ nợ xấu sẽ được giữ dưới 2%.

Riêng năm 2024, Hội đồng quản trị (HĐQT) đã trình ĐHĐCĐ kế hoạch tăng trưởng tổng tài sản từ 8-10% và giữ tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng ở mức dưới 1,8%. Chủ tịch VietinBank, ông Trần Minh Bình, cho biết ngân hàng đã được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt mức tăng trưởng tín dụng năm 2024 là 14%, và ông tin rằng VietinBank có thể đạt và vượt mục tiêu này.

VietinBank cũng trình ĐHĐCĐ phương án phân phối lợi nhuận năm 2023, với lợi nhuận riêng lẻ sau thuế đạt 19.456 tỷ đồng. Sau khi trích lập các quỹ bắt buộc và quỹ khen thưởng, phúc lợi, lợi nhuận còn lại là 13.927 tỷ đồng. Ngân hàng đề xuất sử dụng toàn bộ lợi nhuận sau trích lập các quỹ để chia cổ tức và tăng vốn điều lệ. VietinBank đã nhận được sự đồng ý từ NHNN và Bộ Tài chính về việc giữ lại toàn bộ lợi nhuận năm 2022 để chia cổ tức bằng cổ phiếu và đang đề xuất phê duyệt chủ trương cho phép giữ lại toàn bộ lợi nhuận hàng năm giai đoạn 2024-2028 để tăng vốn và mở rộng dư địa tăng trưởng tín dụng.

Trong phần thảo luận, ông Trần Minh Bình đã chia sẻ về kết quả kinh doanh quý I/2024, với tăng trưởng tín dụng đạt 3,7% và hiện tại là 4,1%. Ông nhấn mạnh tăng trưởng tín dụng của ngân hàng là bền vững và không có yếu tố kỹ thuật, cam kết giữ đà tăng trưởng lợi nhuận từ 5-10% bằng các biện pháp tăng thu ngoài lãi và kiểm soát chi phí, đảm bảo huy động vốn hiệu quả.

Đại diện VietinBank cũng nhận định rằng năm nay ngành ngân hàng vẫn chịu áp lực gia tăng nợ xấu do nền kinh tế còn nhiều điều khó dự báo và chịu tác động từ kinh tế thế giới, đặc biệt là ngành bất động sản còn nhiều áp lực. Do đó, việc gia tăng nợ xấu trong năm 2024 là điều có thể xảy ra.

Nỗ lực tất toán trái phiếu, Xây dựng Kiến Trúc AA (AA Corporation) báo lãi ròng "giảm sốc" 26 lần

Bên cạnh tình hình tài chính "lao đao", Xây dựng Kiến Trúc AA còn nợ BHXH và vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi ...

Chuyện lạ: Doanh nghiệp vướng lao lý, cổ phiếu vẫn tăng “bốc đầu”

Trong thời gian qua, không ít doanh nghiệp vướng đến các vấn đề pháp lý khi các lãnh đạo bị bắt về tội: Thao túng ...

Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC): Sau quý 1 thua lỗ, quỹ ngoại liên tục "lướt sóng" cổ phiếu

Chỉ trong vòng 60 ngày, Dragon Capital liên tục có động thái rót tiền cũng như bán bớt cổ phiêu KBC của Tổng Công ty ...

Tuấn Khải