Vietinbank Capital "chen chân" vào ghế cổ đông lớn tại Viconship (VSC)

Cập nhật: 12:10 | 14/06/2024 Theo dõi KTCK trên

Vietinbank Capital - công ty con 100% vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, HoSE: CTG) được thành lập năm 2010 với định hướng phát triển Vietinbank thành tập đoàn tài chính đa năng, hiện đại.

Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank Capital) vừa thông báo trở thành cổ đông lớn nắm giữ từ 5% trở lên vốn điều lệ của Công ty CP Container Việt Nam (Viconship, HoSE: VSC). Cụ thể, ngày 11/6, Vietinbank Capital đã mua vào 9,2 triệu cổ phiếu VSC, nâng sở hữu lên 22 triệu cổ phần, tương đương 8,25% vốn điều lệ Viconship. Với giá chốt phiên là 23.350 đồng/cp, Vietinbank Capital ước tính đã chi 215 tỷ đồng cho thương vụ này.

Vietinbank "chen chân" vào ghế cổ đông lớn tại Viconship (VSC)
Văn bản báo cáo của Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank Capital)

Vietinbank Capital - công ty con 100% vốn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank, HoSE: CTG) được thành lập năm 2010 với định hướng phát triển Vietinbank thành tập đoàn tài chính đa năng, hiện đại. Đến cuối quý 1/2024, tổng tài sản của Vietinbank Capital đạt 412,66 tỷ đồng, trong đó 192,4 tỷ đồng là đầu tư ngắn hạn, bao gồm 290.000 cổ phiếu Tổng Công ty Dầu Việt Nam (5,66 tỷ đồng) và 4.355 triệu cổ phiếu Tổng Công ty Thép Việt Nam (43,9 tỷ đồng).

Viconship vừa tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 lần 2 vào ngày 10/6, thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với mục tiêu doanh thu 2.450 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 320 tỷ đồng, tăng trưởng 11,5% và 20,8% so với năm 2023. ĐHĐCĐ cũng đã thông qua việc hủy bỏ phương án phát hành riêng lẻ đã được phê duyệt trước đó, thay vào đó sẽ huy động vốn từ các cá nhân, tổ chức thông qua hợp đồng hợp tác, liên doanh, vay và/hoặc phát hành trái phiếu riêng lẻ hoặc ra công chúng.

Bên cạnh đó, Container Việt Nam đã xem xét và thông qua nhiều nội dung quan trọng, bao gồm cả phương án thoái vốn đầu tư khỏi Dự án Khách sạn Hyatt Place tại Hải Phòng. Ban quản trị Container Việt Nam cho biết, động thái trên sẽ giúp công ty tập trung nguồn lực cho các mảng kinh doanh cốt lõi, thay vì đầu tư dàn trải vào những mảng kinh doanh không trọng yếu. Dự án Khách sạn Hyatt Place có vị trí đắc địa tại khu vực trung tâm TP. Hải Phòng, với quy mô 0,2 ha và tổng mức đầu tư 1.423 tỷ đồng. Ban đầu, dự án này do Công ty CP Tập đoàn T&D Group làm nhà đầu tư, sau đó T&D Group đã hợp tác với các công ty con của Container Việt Nam.

Các công ty con của Container Việt Nam đã góp 823,6 tỷ đồng và T&D Group góp 600 tỷ đồng để tham gia đầu tư. Nguồn vốn đầu tư của các công ty con thuộc Container Việt Nam chủ yếu đến từ khoản vay dài hạn tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt - Chi nhánh Hải Phòng (trị giá 696 tỷ đồng). Tiền góp vốn gốc từ các công ty con của Container Việt Nam được chuyển cho T&D Group để thực hiện dự án đầu tư và sẽ được hoàn trả từ năm 2024 trở đi.

Trong năm 2024, Viconship sẽ tiếp tục mở rộng quy mô thông qua M&A, dự kiến nhận chuyển nhượng vốn góp từ các thành viên của Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ để nâng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 100% vốn điều lệ. Năm 2023, Viconship đã mua 35% vốn tại Công ty TNHH Cảng Nam Hải Đình Vũ với giá trị khoảng 1.004 tỷ đồng, tương ứng giá gần 75.000 đồng/cp.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VSC đã có chuỗi giao dịch tích cực trong thời gian gần đây, tăng điểm 6/10 phiên gần nhất, đẩy thị giá từ 21.000 đồng/cp lên gần 24.000 đồng/cp.

Giá cước cảng biển neo cao

Theo các doanh nghiệp logistics, nguyên nhân chính tác động đến giá cước hiện nay đến từ cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đang diễn ra tại kênh đào Panama và những dấu hiệu leo thang trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Mỹ đã lên kế hoạch áp thuế mạnh lên nhiều loại hàng hóa Trung Quốc từ tháng 8 tới, khiến các nhà xuất khẩu Trung Quốc phải đẩy mạnh xuất hàng trước thời hạn. Thông thường, hàng năm, từ tháng 7, hàng hóa Trung Quốc sẽ được đẩy mạnh xuất khẩu sang châu Âu để đáp ứng đơn đặt hàng vào dịp Giáng sinh và năm mới.

Dấu hiệu leo thang đã xuất hiện khi Mỹ dự định áp thuế lên nhiều mặt hàng của Trung Quốc, bao gồm xe điện, linh kiện pin, pin mặt trời... Do đó, nhiều nhà xuất khẩu Trung Quốc đang sẵn sàng trả giá cao hơn để đảm bảo được chỗ trên các tàu đi Mỹ và châu Âu, với mức giá lên tới 1.000 USD cho mỗi slot trên tàu, trong khi Việt Nam chỉ trả 600 USD.

Sự kết hợp giữa nhu cầu gia tăng và năng lực vận tải hạn chế có thể dẫn đến việc giá cước tăng cao và tình trạng chậm trễ gia tăng. Tuy nhiên, theo nhiều doanh nghiệp logistics Việt Nam, giá cước tàu biển mặc dù diễn biến khó lường nhưng có thể không đạt đến mức cực đoan như thời đại dịch COVID-19.

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cho biết đang tìm cách giảm bớt chi phí giá cước tàu. Một trong những phương án được đề xuất là tìm nhà cung cấp thay thế tạm thời, nhưng không có nguy cơ mất đơn hàng để tạm thời không phải gánh chịu chi phí lớn về giá cước phí.

Động thái bất ngờ của Viconship (VSC) sau ngày họp ĐHĐCĐ lần thứ 2

Không chỉ khiến giới đầu tư bất ngờ về động thái thoái vốn tại Khách sạn Hyatt Place Hải Phòng, Viconship (VSC) còn "thay máu" ...

Nam Long (NLG) muốn huy động hàng trăm tỷ từ kênh trái phiếu với tài sản đảm bảo là cổ phần của Southgate

Số tiền Nam Long (NLG) huy động từ đợt phát hành trái phiếu sẽ được sử dụng để góp vốn bổ sung vào Công ty ...

Dệt may TNG muốn huy động 400 tỷ đồng qua kênh trái phiếu, quá nửa dùng để trả lương nhân viên

Ban Quản trị Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (HNX: TNG) vừa thông qua hồ sơ đăng ký phát hành trái phiếu ...

Tuấn Khải