Việt Nam nhập siêu sắt thép rút ngắn chỉ bằng 1/4 cùng kỳ

Cập nhật: 09:45 | 25/08/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong nửa đầu tháng 8 Việt Nam đã nhập khẩu một lượng lớn sắt thép các loại. Cụ thể, trong nửa đầu tháng 8 nhập khẩu sắt thép các loại đạt gần 409.000 tấn, tương đương giá trị hơn 450 triệu USD, giảm hơn 39% về lượng nhưng tăng 22,7% về giá trị.

Bộ Công Thương yêu cầu ưu tiên sử dụng nguồn xăng dầu trong nước

Thị trường thép hình thành nên mặt bằng giá mới

Thị trường xuất khẩu sẽ đạt đỉnh vào cuối năm 2021?

Về xuất khẩu, trong nửa đầu tháng 8 xuất khẩu sắt thép các loại đạt hơn 546.000 tấn, tương đương giá trị gần 503 triệu USD, tăng 20,3% về lượng và tăng 126% về giá trị. Giá sắt thép xuất khẩu trong tháng nửa đầu tháng 8 đạt 921 USD/tấn, tăng 87,5% với nửa đầu tháng 8/2020.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/8, xuất khẩu sắt thép đạt hơn 7,5 triệu tấn, trị giá hơn 6,1 tỷ USD tăng 44,2% về lượng, kim ngạch xuất khẩu tăng 2,3 lần. Giá xuất khẩu sắt thép đạt 807 USD/tấn, tăng 53,7% so với cùng kỳ năm trước.

0423-satthepjpg
Ảnh minh họa

Ngược lại, Việt Nam đã nhập khẩu một lượng lớn sắt thép các loại trong những tháng đầu năm. Cụ thể, trong nửa đầu tháng 8 nhập khẩu sắt thép các loại đạt gần 409.000 tấn, tương đương giá trị hơn 450 triệu USD, giảm hơn 39% về lượng nhưng tăng 22,7% về giá trị.

Giá sắt thép nhập khẩu trong tháng nửa đầu tháng 8 đạt 1.100 USD/tấn, tăng 101,6% với nửa đầu tháng 8/2020.

Lũy kế từ đầu năm đến 15/8, nhập khẩu sắt thép đạt hơn 8,4 triệu tấn, trị giá hơn 7,2 tỷ USD, giảm 4,6% về lượng nhưng kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 41%. Giá nhập khẩu sắt thép đạt 857 USD/tấn, tăng 46,7% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, với lượng xuất khẩu tăng đột biến, Việt Nam đã rút ngắn lượng nhập siêu sắt thép các loại trong 7,5 tháng đầu năm xuống còn 900.000 tấn với giá trị hơn 1,1 tỷ USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái lượng nhập siêu đến 3,6 triệu tấn, trị giá hơn 2,4 tỷ USD.

Mới đây, tại Chỉ thị số 10 về tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước, Bộ Công Thương cho rằng một số mặt hàng chiến lược, có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước như sắt thép... đã xuất hiện một số dấu hiệu cần quan tâm, theo dõi, đánh giá.

Cụ thể, trong khi mặt hàng này đang có nhu cầu lớn tại thị trường trong nước nhưng lại được xuất khẩu nhiều, làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu và mặt bằng giá cả.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Đồng thời có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao.

Siết chặt xuất khẩu sắt thép, phân bón, than đá để cân đối mặt bằng giá cả trong nước

Theo Chỉ thị số 10 về tăng cường quản lý xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và tiêu dùng trong nước vừa được ban hành, Bộ Công Thương cho rằng một số mặt hàng chiến lược, có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất và tiêu dùng trong nước như sắt thép, phân bón, than đá... đã xuất hiện một số dấu hiệu cần quan tâm, theo dõi, đánh giá.

Cụ thể, việc nhập khẩu một số mặt hàng tăng rất mạnh trong khi những mặt hàng này trong nước có khả năng sản xuất đáp ứng nhu cầu; một số mặt hàng trong nước có nhu cầu lớn như sắt thép, phân bón nhưng lại được xuất khẩu nhiều, làm ảnh hưởng tới cán cân cung cầu và mặt bằng giá cả trong nước.

Do đó, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Hiệp hội Thép Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sắt thép, quặng sắt rà soát, xem xét các vấn đề liên quan đến nguyên liệu đầu vào, tiết giảm các chi phí sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.

Đồng thời có biện pháp tăng công suất sản xuất thép để đáp ứng tối đa nhu cầu trong nước, hạn chế xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao.

Với Hiệp hội Năng lượng Việt Nam, Hiệp hội Phân bón Việt Nam, các Tập đoàn, Tổng công ty, các doanh nghiệp khai thác, sản xuất và xuất khẩu than, phân bón cần ưu tiên nguồn hàng phục vụ thị trường nội địa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và sản xuất trong nước.

Bộ trưởng cũng yêu cầu các đơn vị chức năng thuộc bộ rà soát tình hình xuất khẩu, nhập khẩu để có biện pháp tăng cường công tác quản lý, cần hỗ trợ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Trong đó, Cục Hóa chất rà soát cơ chế xuất khẩu, nhập khẩu và kiến nghị giải pháp quản lý xuất khẩu, nhập khẩu mặt hàng phân bón

Cục Công nghiệp, Vụ Dầu khí và Than cập nhật tình hình sản xuất thép trong nước, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc thúc đẩy, tăng năng lực sản xuất trong nước để đảm bảo nhu cầu trong nước; rà soát cơ chế xuất khẩu và kiến nghị giải pháp quản lý xuất khẩu mặt hàng sắt thép, quặng sắt và than đá (trong đó có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu than).

Ngoài ra, Cục Phòng vệ thương mại rà soát các biện pháp về phòng vệ thương mại và kiến nghị, đề xuất các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với quy định pháp luật, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất trong nước, khẩn trương báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương trước ngày 30/8.

Thanh Hằng

Tin cũ hơn
Xem thêm