Việt Nam đã có hơn 1,1 triệu khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money

Cập nhật: 18:14 | 11/05/2022 Theo dõi KTCK trên

Tính đến cuối tháng 3/2022, tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money là hơn 1,1 triệu khách hàng, trong đó số lượng khách hàng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa,... là gần 660.000 khách hàng.

1227-vy-tryyng
Ông Lê Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Thanh toán (NHNN)

Tại hội thảo “Đẩy mạnh phát triển Mobile Money tại Việt Nam”, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh Toán, Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ông Lê Anh Dũng cho biết tính đến cuối tháng 3/2022, tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ Mobile Money là hơn 1,1 triệu khách hàng.

Trong đó số lượng khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo là gần 660.000 khách hàng, chiếm hơn 60% tổng số khách hàng đăng ký và sử dụng dịch vụ.

Về phát triển điểm kinh doanh, đến cuối tháng 3, hơn 3.000 điểm kinh doanh được thiết lập, trong đó số lượng điểm kinh doanh thuộc vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo là khoảng gần 900 điểm, chiếm khoảng 30% tổng số điểm kinh doanh được thiết lập.

Tính đến hết 31/3/2022, tổng số đơn vị chấp nhận thanh toán được thiết lập là hơn 12.800 đơn vị, trong đó chủ yếu là các đơn vị cung ứng dịch vụ thiết yếu như điện, nước, giáo dục,… Tổng số lượng giao dịch đã đạt hơn 8,5 triệu giao dịch với tổng giá trị hơn 370 tỷ đồng.

Theo ông Dũng, số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ vẫn khả quan trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp cho thấy việc triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money đã đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân, nhất là nhóm người dân chưa có tài khoản ngân hàng hoặc chưa được tiếp cận đầy đủ dịch vụ ngân hàng.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp viễn thông triển khai dịch vụ vẫn gặp phải một số khó khăn do dịch vụ Mobile Money là dịch vụ mới, trong giai đoạn đầu thí điểm cần phải tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng để tuyên truyền, quảng bá lợi ích của dịch vụ nhằm thu hút, tạo thói quen cho khách hàng.

Đồng thời, việc phát triển điểm kinh doanh tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa tốn khá nhiều nguồn lực do khoảng cách địa lý và số lượng doanh nghiệp tại các khu vực này còn hạn chế.

Để đảm bảo việc triển khai dịch vụ Mobile Money được an toàn và hiệu quả, tăng được số người dùng đăng ký sử dụng dịch vụ cũng như tăng trưởng về giá trị giao dịch, NHNN sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền Thông, Bộ Công an theo dõi, bám sát, đánh giá tình hình triển khai thí điểm dịch vụ Mobile Money.

Đồng thời hướng dẫn, giải đáp vướng mắc hoặc vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dịch vụ Mobile Money của doanh nghiệp thí điểm.

Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh Toán NHNN kỳ vọng trong thời gian tới Mobile Money sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thanh toán không dùng tiền mặt ở địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, cộng hưởng và bổ trợ cho các dịch vụ ngân hàng hiện có.

Ngân hàng nào trích lập dự phòng rủi ro nhiều nhất quý I/2022?

Quý I/2022 ghi nhận có 24 ngân hàng tăng trưởng trích lập dự phòng so với cùng kỳ, có ba nhà băng ghi nhận mức ...

Ngân hàng thương mại chiếm tới 90,7% giá trị phát hành trái phiếu trong tháng 4

Theo Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), phần lớn doanh nghiệp phát hành trái phiếu trong tháng 4 vừa qua đến từ ...

Ngân hàng nào áp dụng rút tiền ATM bằng căn cước công dân?

Hiện nay, người dùng có thể quét thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chíp tại ATM để rút tiền. Tuy nhiên, cách rút tiền ...

Phương Thảo