VIB bất ngờ "ngược dòng" giảm lãi suất tiết kiệm

Cập nhật: 15:41 | 01/07/2024 Theo dõi KTCK trên

Đầu tháng 7/2024, Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) là nhà băng đầu tiên điều chỉnh lãi suất huy động "ngược dòng" xu hướng tăng lãi suất gần đây của các nhà băng.

Cụ thể, ngân hàng VIB bất ngờ giảm lãi suất huy động với mức giảm 0,1%/năm đối với tiền gửi kỳ hạn từ 6 đến 11 tháng. Theo đó, lãi suất huy động trực tuyến kỳ hạn 6-8 tháng tại nhà băng này giảm xuống còn 4,2%/năm, lãi suất kỳ hạn 9-11 tháng còn 4,3%/năm.

VIB bất ngờ "ngược dòng" giảm lãi suất tiết kiệm
Ảnh: Internet

Đối với các kỳ hạn còn lại VIB giữ nguyên lãi suất tiền gửi, kỳ hạn 1-2 tháng có lãi suất 3%/năm, kỳ hạn 3-5 tháng là 3,5%/năm, kỳ hạn 15-18 tháng 4,9%/năm.

Lãi suất huy động cao nhất tại VIB là kỳ hạn 24-36 tháng với mức 5,1%/năm. Đây cũng là những kỳ hạn được ngân hàng này duy trì mức lãi suất trên 5%/năm thời gian gần đây.

Như vậy, VIB đã hai lần liên tiếp điều chỉnh giảm lãi suất huy động, sau lần điều chỉnh giảm từ 1-2%/năm lãi suất các kỳ hạn 6-36 tháng vào ngày 26/6. Trước đó, ngân hàng này này đã hai lần tăng lãi suất huy động vào các ngày 3/6 (tăng 0,2%/năm kỳ hạn 6-11 tháng) và ngày 11/6 (tăng 0,2-0,3%/năm kỳ hạn 1-36 tháng).

Mặc dù ngân hàng VIB giảm lãi suất, nhưng xu hướng chung của các ngân hàng trong hai tháng qua là tăng lãi suất tiền gửi. Hiện tại, lãi suất ngân hàng cao nhất được niêm yết là 6,1%/năm tại VIB, OceanBank, HDBank và SHB cho kỳ hạn 18-36 tháng.

Các mức lãi suất khác cũng đang ở mức cao, như OCB áp dụng lãi suất 6%/năm cho tiền gửi kỳ hạn 36 tháng và ABBank cho kỳ hạn 12 tháng. Mức lãi suất 5,8% - 5,9%/năm đang phổ biến tại nhiều ngân hàng như BaoViet Bank, PGBank, BVBank, MB, GPBank, Saigonbank, VietA Bank, VietBank và SeABank.

Nhiều nhà băng niêm yết lãi suất từ 5%/năm cho kỳ hạn 9-11 tháng, bao gồm ABBank (5,8%/năm), NCB (5,4%/năm), GPBank (5,2%/năm), CBBank và Nam A Bank (5,1%/năm), BVBank (5,05%/năm), Bac A Bank, BaoVietBank, KienLong Bank, OCB và OceanBank (5%/năm).

Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 - 8 tháng tại một số ngân hàng đã vượt mốc 5%/năm, bao gồm ABBank (5,6%/năm), NCB (5,25%/năm) và Nam A Bank (5,15%/năm).

Theo ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối Kinh doanh Tiền tệ, Ngân hàng UOB Việt Nam nhận định, mặt bằng lãi suất tiết kiệm đang ở mức thấp kỷ lục và có thể đã chạm đáy trong tổng thể đánh giá mức lợi tức kênh đầu tư ít rủi ro nhất này so với lạm phát, tỷ giá và nhu cầu vốn trong nền kinh tế.

Ông Quang cho biết thêm, mặc dù hoạt động kinh tế đã có sự cải thiện trong quý I/ 2024, đặc biệt là sự phục hồi trong hoạt động ngoại thương, các yếu tố khác như sản xuất công nghiệp, tiêu dùng nội địa, bán lẻ, đơn hàng mới vẫn cần thêm số liệu rõ ràng trong thời gian tới để khẳng định xu hướng tăng trưởng vững chắc; từ đó hỗ trợ sự tự tin cho doanh nghiệp và nhà đầu tư mạnh dạn tiếp cận tín dụng, mở rộng đầu tư sản xuất và tiêu dùng. Nhìn vào các dữ liệu dài hơn trước dịch Covid cũng cho thấy tín dụng trong nước vẫn thường có xu hướng tăng rất chậm trong quý 1 và chỉ bắt đầu hồi phục vào quý 2 hàng năm.

"Từ nhận định đó, chúng tôi cho rằng lãi suất tiết kiệm sẽ có thể tăng lại 0,5%-1% trên các kỳ hạn khác nhau từ nửa sau năm 2024", ông Quang đưa ra dự báo.

Ba nhà băng thông báo chuẩn bị họp ĐHĐCĐ bất thường

3 ngân hàng PGBank, MB và VIB dự kiến tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) bất thường trong tháng 6, tháng 7 tới ...

Một nhà băng tăng lãi suất huy động lần thứ 3 kể từ đầu tháng

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) tiếp tục tăng lãi suất huy động lần thứ 3 kể từ đầu tháng.

Nhiều ngân hàng khóa "room ngoại" ở mức thấp để thuận tiện tìm đối tác chiến lược

Nhiều ngân hàng đang có xu hướng chọn phương án khóa “room” ngoại ở mức thấp hơn mức cho phép tối đa của cơ quan ...

Tuệ Nhi