Vì sao sau 3 lần lùi vẫn chưa thể cải cách tiền lương?

Cập nhật: 21:47 | 01/07/2024 Theo dõi KTCK trên

Tại cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV diễn ra vào ngày 29/6, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho biết việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 của Trung ương đã 3 lần lùi và tới nay vẫn chưa hoàn thành được, tinh thần là phải làm thận trọng, chắc chắn, hiệu quả.

Tăng lương 30% cho cán bộ, tăng 38,9% trợ cấp xã hội sau cải cách tiền lương 1/7/2024

Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 7 được Quốc hội thông qua trước đó, từ 1/7, lương cơ sở sẽ tăng 30%, lên mức 2,34 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, đây mới là bước thực hiện tăng lương cơ sở, chưa phải cải cách tiền lương một cách toàn diện theo Nghị quyết 27 của Trung ương.

Vì sao sau 3 lần lùi vẫn chưa thể cải cách tiền lương?

Lý giải thêm về việc này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong cho biết việc cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 đã 3 lần lùi và tới nay vẫn chưa hoàn thành được. "Tinh thần là phải làm thận trọng, chắc chắn, hiệu quả", ông Phong nhấn mạnh. Theo ông, Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương đã họp 24-25 cuộc, trong đó chốt thực hiện được 4 nội dung của Nghị quyết 27, còn 2 nội dung vẫn chưa thể làm, liên quan vấn đề bảng lương mới và xác định vị trí việc làm, tinh giản biên chế, trả lương theo vị trí việc làm.

"Quá trình thực hiện cải cách cho thấy, xác định vị trí việc làm còn chưa đồng bộ, chưa thống nhất giữa các bộ, ngành và địa phương", ông Phong thông tin.

Ngoài ra, theo ông, các bảng lương của lực lượng vũ trang cũng có những biến động. Với đơn vị sự nghiệp công lập, số tự chủ toàn phần, tự chủ chi thường xuyên và đầu tư rất thấp, chỉ được 30%. Còn lại trên 70% ngân sách Nhà nước vẫn phải chi.

"Nếu không sắp xếp được vị trí việc làm ở những cơ sở công lập như vậy, rất khó cải cách tiền lương", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội nhận định.

Ông Phong khẳng định quan điểm của Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương là lùi thời điểm cải cách tiền lương để Chính phủ tính toán kỹ. Nguyên tắc là phải xác định vị trí việc làm trên cơ sở tinh giản biên chế, lúc đó mới tính được các hệ số lương khác nhau và mới cải cách được tiền lương.

Ông cho hay Chính phủ tới đây sẽ rà soát tổng thể các bảng lương, vị trí việc làm để có tính toán cụ thể.

Vì sao sau 3 lần lùi vẫn chưa thể cải cách tiền lương?
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong

Ngoài ra, vị Phó Chủ nhiệm nêu vướng mắc liên quan sắp xếp 9 nhóm phụ cấp. Theo đó, cơ cấu tiền lương hiện nay là 40-60, tức 40% trợ cấp, 60% lương cơ bản. Còn theo thiết kế mới khi sắp xếp lại 9 nhóm phụ cấp, tỷ lệ là 30-70. Nếu không xử lý đồng bộ, sẽ có nhiều người rất thiệt thòi.

Dẫn chứng, ông Phong cho biết ở những nơi vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn, cơ cấu lương có phần nhiều từ phụ cấp này. Tuy nhiên, nếu thực hiện cải cách về việc bố trí lại các nhóm phụ cấp lương của nhóm này có thể thấp hơn so với khi chưa cải cách. Như vậy không khuyến khích được cán bộ.

Cũng vì thế, Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương đã cho phép giữ lại phần trên để tính toán, nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện.

Ngoài ra, theo ông Phong, khi cải cách tiền lương sẽ phải sửa hơn 20 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lương cơ sở, đến nay Chính phủ chưa trình được.

Liên quan chính sách tiền lương, báo chí cũng đặt câu hỏi "vì sao lương cơ sở tăng 30% nhưng lương hưu chỉ tăng 15%?".

Giải đáp, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Đặng Thuần Phong cho biết theo tính toán của Ban Chỉ đạo cải cách tiền lương, với số lần tăng lương hưu thời gian qua, lương hưu chỉ tăng 11,5% sẽ ngang bằng với 30% của cán bộ, công chức.

Tuy nhiên, xác định người hưởng lương hưu khó khăn và năm nay, khi tăng lương thì giá cả sẽ tăng nên Ban chỉ đạo cải cách tiền lương đã cân nhắc rất nhiều, xác định chuyển từ 11,5% lên 15%.

Tăng lương 30% cho cán bộ, tăng 38,9% trợ cấp xã hội sau cải cách tiền lương 1/7/2024

Thông tin mới nhất từ Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, ngày 19/6, Bộ Chính trị kết luận về cải cách tiền ...

3 loại tiền lương sẽ tăng sau cải cách tiền lương từ 1/7/2024

Sau cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024, tiền lương trung bình của công chức, viên chức tăng khoảng 30%.

Lương hưu đã tăng bao nhiêu lần kể từ năm 1995 đến nay?

Sau nhiều lần điều chỉnh, mức lương của người nghỉ hưu hiện nay đã tăng từ 21 đến 26 lần so với mức lương hưu ...

Linh Đan

Tin liên quan
Tin cũ hơn
Xem thêm