Vị đắng lấn sân đầu tư tài chính

Cập nhật: 09:57 | 03/08/2022 Theo dõi KTCK trên

Hàng loạt doanh nghiệp sản xuất đã ghi nhận khoản lỗ không nhỏ từ hoạt động đầu tư tài chính trong 6 tháng đầu năm.

Tranh thủ nguồn tiền nhàn rỗi, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã đầu tư cổ phiếu để kiếm lời. Giai đoạn chỉ số chứng khoán thăng hoa trong năm 2020 - 2021, các nhà đầu tư tổ chức “tay ngang” này ghi nhận những khoản lãi không nhỏ. Nhưng thị trường đổi chiều, một số doanh nghiệp chưa kịp “thoát hàng” cảm nhận được đầu tư tài chính không chỉ có hương vị ngọt ngào.

Thống kê 5 doanh nghiệp sản xuất có hoạt động đầu tư chứng khoán trên sàn, gồm Công ty cổ phần Licogi 14 (mã L14), Công ty cổ phần Nhà Đà Nẵng (mã NDN), Công ty cổ phần Thép Tiến Lên (mã TLH), Công ty cổ phần Hóa An (mã DHA), Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (mã VHC) với tổng danh mục ước tính 1.443,9 tỷ đồng, có thể thấy, các doanh nghiệp này đã trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán lên tới 622,6 tỷ đồng, bằng 43,1% tổng danh mục.

Vị đắng lấn sân đầu tư tài chính

Tại Licogi 14, năm 2021, Công ty ghi nhận lãi hoạt động tài chính 386,91 tỷ đồng, cao gấp 22,48 lần so với cùng kỳ. Trong đó, Công ty ghi nhận khoản lãi (tạm tính) 238,67 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào mã CEO và 90,97 tỷ đồng từ mã DIG.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Licogi 14 tăng giá trị gốc đầu tư vào thị trường chứng khoán từ 486 tỷ đồng lên 688,5 tỷ đồng. Giá trị dự phòng giảm giá đầu tư trong kỳ là 379,6 tỷ đồng. Công ty không thuyết minh cụ thể về danh mục đầu tư cổ phiếu nhưng nhiều khả năng, Công ty vẫn đang nắm giữ hai cổ phiếu DIG và CEO.

Tại Nhà Đà Nẵng, hoạt động tài chính ghi nhận lỗ 88,35 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, trong khi năm 2021 ghi nhận 136,89 tỷ đồng. Đáng chú ý, tổng lỗ đầu tư chứng khoán và dự phòng lên tới 137,2 tỷ đồng, cao hơn mức lãi hoạt động tài chính năm 2021.

Tính tới 30/6/2022, giá trị đầu tư cổ phiếu của Nhà Đà Nẵng ghi nhận 310,6 tỷ đồng, Công ty phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán 90,5 tỷ đồng. Trong đó, Công ty tiếp tục nắm giữ 70,8 tỷ đồng cổ phiếu VHM, 77,6 tỷ đồng cổ phiếu SHB, 40,9 tỷ đồng cổ phiếu TCB, 13,4 tỷ đồng cổ phiếu ABB…

Tại Vĩnh Hoàn, nếu như hoạt động tài chính đem lại khoản lãi 88,62 tỷ đồng trong năm 2021 thì trong 6 tháng đầu năm chỉ còn lãi 25,59 tỷ đồng. Trong đó, Công ty ghi nhận dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán lên tới 62,8 tỷ đồng. Được biết, tính tới 30/6/2022, danh mục đầu tư tài chính của Công ty gồm 68,98 tỷ đồng vào mã LNG; 53 tỷ đồng vào mã DXS; 39,7 tỷ đồng vào mã KBC; 37,95 tỷ đồng vào các mã khác.

Đáng lưu ý, giá trị gốc đầu tư cổ phiếu đầu năm là 79,9 tỷ đồng, tới cuối quý II đã tăng lên gần 200 tỷ đồng. Như vậy, Công ty đã bỏ thêm tiền để bắt đáy cổ phiếu.

Tại Thép Tiến Lên, hoạt động tài chính lỗ kéo dài từ năm 2019 tới nay; trong đó, năm 2020 lỗ 46,5 tỷ đồng, năm 2021 lỗ 9,2 tỷ đồng và 6 tháng đầu năm 2022 lỗ thêm 87,57 tỷ đồng.

Tại ngày 30/6/2022, danh mục đầu tư chứng khoán gốc của Thép Tiến Lên tăng thêm 51 tỷ đồng so với đầu năm, lên 158,5 tỷ đồng, Công ty đã phải trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán 65,6 tỷ đồng. Trong đó, danh mục đầu tư bao gồm 23,5 tỷ đồng vào cổ phiếu SHB, trích lập dự phòng 9,96 tỷ đồng; 21,2 tỷ đồng vào cổ phiếu VIX, trích lập dự phòng 12,78 tỷ đồng; 18,2 tỷ đồng vào cổ phiếu IJC, trích lập dự phòng 7,6 tỷ đồng; 95,6 tỷ đồng vào các cổ phiếu khác, trích lập dự phòng 35,2 tỷ đồng.

Tại Hoá An, hoạt động tài chính năm 2020 ghi nhận lãi 18,58 tỷ đồng, năm 2021 lãi 30,45 tỷ đồng, nhưng đến nửa đầu năm nay lỗ 14,56 tỷ đồng. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu do trích lập dự phòng đầu tư chứng khoán.

Công ty thuyết minh đang đầu tư 78,2 tỷ đồng vào cổ phiếu HPG, 6 tỷ đồng vào cổ phiếu TTC, 2,1 tỷ đồng vào cổ phiếu của Công ty cổ phần Du lịch Phú Yên… Tổng giá trị trích lập dự phòng tại ngày 30/6/2022 là 24,1 tỷ đồng. Cổ phiếu HPG đã có nhịp giảm mạnh trong giai đoạn nửa đầu năm nay, song Công ty đã tăng đầu tư vào cổ phiếu này, từ 15,26 tỷ đồng hồi đầu năm lên 78,2 tỷ đồng vào cuối quý II, tức tăng thêm 62,94 tỷ đồng.

Có thể thấy, dù thua lỗ do đầu tư chứng khoán trong 6 tháng đầu năm nhưng nhìn chung các nhà đầu tư “tay ngang” này tiếp tục đổ thêm tiền bắt đáy cổ phiếu đang nắm giữ để trung bình giá xuống.

Cá nhân trong nước "ngược chiều" bán mạnh 960 tỷ đồng phiên VN-Index bùng nổ

Trong phiên VN-Index bùng nổ, nhà đầu tư cá nhân bán ròng 963,7 tỷ đồng, trong đó họ bán ròng khớp lệnh là 932,1 tỷ ...

Thị trường ngắt mạch giảm 3 tháng liên tiếp, kịch bản nào cho VN-Index?

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, chỉ số VN-Index có khả năng sẽ cần thêm thời gian trong tháng 8 để hấp thụ hết ...

Tính thanh khoản trong chứng khoán và những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản chứng khoán

Tính thanh khoản chứng khoán (market liquidity) là khả năng chuyển đổi từ tiền mặt sang chứng khoán và ngược lại. Chứng khoán có tính ...

Vũ Duy Bắc/ĐTCK

Tin cũ hơn
Xem thêm