VEAM (VEA) lên kế hoạch lợi nhuận tăng bình quân 5-8%/năm giai đoạn 2021-2025

Cập nhật: 08:00 | 06/09/2022 Theo dõi KTCK trên

Hội đồng quản trị Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM – UPCoM: VEA) ban hành kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn giai đoạn 2021 – 2025. Năm cơ sở để tính tốc độ tăng trưởng là năm 2022.

VEAM (VEA) lên kế hoạch lợi nhuận tăng bình quân 5-8%/năm giai đoạn 2021-2025
VEAM (VEA) lên kế hoạch lợi nhuận tăng bình quân 5-8%/năm giai đoạn 2021-2025

Về chỉ tiêu hợp nhất, giá trị sản lượng và doanh thu sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân 8-10%/năm. Lợi nhuận sau thuế tăng bình quân 5-8%/năm. Theo thông tin từ doanh nghiệp, năm nay đơn vị đặt mục tiêu giá trị sản xuất công nghiệp hợp nhất 3.346 tỷ đồng, tăng hơn 7% so với thực hiện năm trước. Chỉ tiêu kinh doanh bao gồm doanh thu 9.573 tỷ đồng, lãi sau thuế 5.137 tỷ đồng, giảm lần lượt 4% và 16,4%. Theo kế hoạch 2021-2025, tổng giá trị sản xuất công nghiệp dự kiến đạt 18.854 tỷ đồng, tổng doanh thu 50.764 tỷ đồng, và lợi nhuận sau thuế 27.992 tỷ đồng.

Còn tại công ty mẹ, doanh nghiệp đặt mục tiêu tổng doanh thu và lãi sau thuế tăng trưởng bình quân với mức lần lượt 6-7%/năm và 5-8%/năm. Theo đó, tính giai đoạn 2021-2025, tổng giá trị sản xuất công nghiệp sẽ đạt 3.619 tỷ đồng, tổng doanh thu 33.563 tỷ đồng, và lãi sau thuế 27.142 tỷ đồng.

Báo lãi 3.222 tỷ đồng trong 6 tháng

Xét kết quả kinh doanh, doanh thu thuần quý II đạt 1.109 tỷ đồng, tăng 3,9% so với cùng kỳ. Trừ vốn, VEAM lãi gộp 162 tỷ đồng từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, tăng 14,8% so với quý II/2022.

Trong quý II, VEAM ghi nhận doanh thu tài chính đạt 192 tỷ đồng, giảm 8 tỷ đồng so với cùng kỳ. Doanh thu tài chính của Công ty chủ yếu đến từ thu lãi tiền gửi. Ngoài tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn tại ngân hàng, VEAM còn có hơn 14.238 tỷ đồng tiền gửi các kỳ hạn khác tại ngân hàng, tăng hơn 2.400 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Trong khi đó VEAM duy trì khoản vay nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 220 tỷ đồng – dẫn đến chi phí tài chính trong quý chỉ chưa đến 2 tỷ đồng.

Nhắc đến VEAM là nhắc đến khoản nhận về từ các công ty liên doanh liên kết hàng năm, khoản này thường xuyên tính bằng nghìn tỷ đồng. Quý 2/2022 VEAM ghi nhận 1.567 tỷ đồng lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết. Các khoản đầu tư sinh lời này chủ yếu đến từ các Công ty Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam và Ford Việt Nam…

Khoản cổ tức, lợi nhuận được chia từ các công ty liên doanh, liên kết này cũng lên tới hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Những khoản đầu tư vào các công ty liên doanh liên kết của VEAM không chỉ mang lại lợi nhuận thường xuyên, mà tính theo giá trị đầu tư, hiện cũng đã “tăng bằng lần” từ gần 1.100 tỷ đồng giá gốc nay đã lên gần 3.700 tỷ đồng giá trị tính theo phương pháp vốn chủ sở hữu.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, tổng lợi nhuận nhận về từ các công ty liên doanh, liên kết đạt 2.889 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế đạt hơn 3.300 tỷ đồng. lợi nhuận sau thuế tăng 2,1% so với cùng kỳ, đạt 3.222 tỷ đồng.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

VEAM (VEA) lên kế hoạch kinh doanh "đi lùi", muốn phát hành 7 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

Ngày 24/6 tới đây, Tổng CTCP Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - VEAM CORP (VEA) sẽ tổ chức ĐHCĐ thường niên ...

VEAM (VEA) muốn "bơi" ra biển HoSE

Được biết, năm 2021, ĐHĐCĐ VEA đã thông qua kế hoạch niêm yết trên sàn HoSE nhưng công ty chưa thực hiện do chưa đáp ...

VEAM (VEA) kỳ vọng lợi nhuận tăng trưởng bình quân 5%/năm giai đoạn 2022 - 2027

Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM, mã: VEA) phấn đấu đạt tổng doanh thu tăng trưởng bình quân ...

Ánh Kim

Tin cũ hơn
Xem thêm