VDSC: Ngân hàng Nhà nước có thể nâng lãi suất điều hành ngay quý 4 này

Cập nhật: 11:38 | 08/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Ở kịch bản thận trọng, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng việc nâng lãi suất điều hành có thể đến sớm hơn vào quý IV/2022.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong báo cáo chiến lược tháng 7/2022, CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)cho rằng lãi suất và tỷ giá trong nước vẫn đứng trước áp lực điều chỉnh tăng từ rủi ro tăng lãi suất của Fed theo lộ trình.

Dù vậy, với cam kết “hỗ trợ phục hồi kinh tế song song với kiểm soát lạm phát, duy trì lãi suất điều hành và lãi suất cho vay trên thị trường 1 ổn định”, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ tiếp tục có động thái can thiệp nhằm ổn định tỷ giá.

Về lãi suất điều hành, với áp lực lạm phát và tỷ giá như hiện nay, các chuyên gia của VDSC cho rằng NHNN sẽ cần thời gian quan sát thêm trước khi có quyết định nâng lãi suất điều hành. Diễn biến lạm phát sẽ là yếu tố quyết định đến triển vọng nâng lãi suất của NHNN.

"Cho đến lạm phát bình quân có dấu hiệu tăng tốc và vượt ngưỡng 4%, NHNN sẽ chưa điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản", báo cáo viết.

Trong báo cáo về vĩ mô, VDSC kỳ vọng việc nâng lãi suất điều hành có thể được thực hiện vào đầu năm 2023 với mức tăng 50 điểm cơ bản hoặc có thể đến sớm hơn vào quý IV/2022 ở kịch bản thận trọng hơn.

Bên cạnh đó, nhìn về nửa cuối năm, biến động tỷ giá USD/VND sẽ phụ thuộc nhiều vào diễn biến của hai rủi ro mang tính đối trọng là lạm phát toàn cầu tiếp tục duy trì ở mức cao vượt kỳ vọng và rủi ro suy thoái của nền kinh tế Mỹ và thế giới.

Nếu kịch bản nghiêng về hướng suy thoái, áp lực tỷ giá có thể hạ nhiệt và ngược lại. Nếu cả hai điều này xảy ra, VDSC cho rằng áp lực mất giá với tiền đồng cũng sẽ hạ nhiệt với kỳ vọng các NHTW lớn trên thế giới không thể tăng mạnh lãi suất khi nền kinh tế rơi vào suy thoái.

Vì vậy, các chuyên gia dự báo tiền đồng chỉ mất giá 2 - 2,5% trong cả năm 2022.

Trong ngắn hạn, tỷ giá vẫn gặp nhiều áp lực khi chênh lệch lãi suất USD-VND vẫn khá cao. Đồng thời các cân đối vĩ mô như cán cân thương mại, dòng vốn đầu tư nước ngoài không thực sự hỗ trợ, điều này có thể khiến tỷ giá tăng mạnh hơn mức kỳ vọng vào thời điểm cuối năm.

NHNN sẽ tiếp tục sử dụng hai công cụ là dự trữ ngoại hối và hút tiền trên thị trường mở để tác động lên thanh khoản tiền đồng trong hệ thống, từ đó kiềm chế áp lực lên tỷ giá.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #Khuyến nghị đầu tư #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Các doanh nghiệp được tạo điều kiện tối đa tiếp cận gói hỗ trợ 2%

Đến ngày 30/6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế đạt trên 11,4 triệu tỷ đồng, tăng 9,35% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2021 ...

Ngành ngân hàng và bất động sản lại đua nhau phát hành trái phiếu

Theo tính toán trong tháng 6 ngành ngân hàng vẫn đứng số 1 về phát hàng trái phiếu với khối lượng là 15.790 tỷ đồng. ...

Ngành ngân hàng kỳ vọng sẽ tăng trưởng tốt trong năm 2022

Dự báo cho thời gian tới, 72,5-80,7% TCTD kỳ vọng tình hình kinh doanh cải thiện hơn trong quý III và cả năm 2022 với ...

Thu Thủy