VDSC: 2023 sẽ là năm đầy thách thức đối với các DN phân phối ô tô

Cập nhật: 17:40 | 21/10/2022 Theo dõi KTCK trên

CTCK Rồng Việt (VDSC) dự đoán doanh số bán ô tô của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong quý 4/2022 nhờ vào nhiều mẫu xe mới sắp được tung ra thị trường. Bên cạnh đó, vấn đề thiếu chip toàn cầu đang hạ nhiệt cũng hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô toàn cầu tăng cường nguồn cung trong Q4/2022. Do đó, các nhà phân phối ô tô Việt Nam dự kiến sẽ ghi nhận tăng trưởng doanh số mạnh mẽ trong Q4/2022.

VDSC: Kỳ vọng doanh số bán ô tô Việt Nam giữ đà tăng trưởng trong quý 4/2022
Ảnh minh họa

Doanh số bán ô tô của Việt Nam cao hơn tháng trước và cùng kỳ năm ngoái trong tháng 9/2022

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 9/2022, doanh số bán các phương tiện vận tải đạt 33.463 chiếc, tăng 8,5% so với tháng trước (MoM) và tăng 147% so với cùng kỳ năm trước (YoY). Doanh số 9 tháng đầu năm 2022 (9T2022) đạt 264.951 xe (+55,8% YoY), trong đó xe du lịch đóng góp tỷ trọng lớn nhất với 79,7%.

Đáng chú ý, mức tăng trưởng dương so với tháng trước bất chấp lạm phát tăng chứng tỏ nhu cầu phương tiện cá nhân cũng như hoạt động logistic đang phát triển. VDSC kỳ vọng đây là những tín hiệu tích cực cho tăng trưởng doanh số 9T2022 của các công ty ô tô và phụ tùng và thậm chí KQKD cả năm.

VDSC: 2023 sẽ là năm đầy thách thức đối với các DN phân phối ô tô

Mặc dù xe du lịch đóng góp tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số của tháng 9/2022 (77,1%), phân khúc này lại có mức tăng trưởng thấp nhất, ghi nhận ở mức +4% MoM và +187% YoY. Mức tăng trưởng ba con số nhờ nền cơ sở thấp trong năm 2021 do đại dịch Covid-19.

Mặt khác, xe tải chứng kiến mức tăng trưởng cao nhất +42% MoM và +43% YoY. Trong tháng 9/2022, doanh số bán xe tải là 5.954 chiếc, chiếm 20,7% tổng doanh số bán ô tô của Việt Nam. VDSC cho rằng, tăng trưởng doanh số xe tải còn hàm ý một tương lai tươi sáng cho các nhà sản xuất phụ tùng xe như Công ty CP Cao su Đà Nẵng (HSX: DRC).

Bên cạnh đó, phân khúc cao cấp sở hữu nhóm khách hàng ít bị ảnh hưởng bởi lạm phát gia tăng, ghi nhận mức tăng trưởng doanh số hai con số. Cụ thể, tổng doanh số của Lexus, Thaco Premium PC và Thaco Peugeot lần lượt là 789 chiếc (-22,2% MoM; +85,2% YoY) trong tháng 9/2022 và 10.962 chiếc (+82,1% YoY) trong 9T2022. Mức tăng trưởng âm đến từ đà giảm trong doanh số bán xe Thaco Peugeot, từ 887 chiếc trong tháng 8/2022 xuống còn 315 chiếc trong tháng 9/2022. Các mẫu xe khác đều có doanh số tăng trưởng tích cực.

Một thương hiệu xe cao cấp khác là Mercedes-Benz, mặc dù hãng này không công khai doanh số bán hàng, VDSC cho rằng doanh số của công ty vẫn tương quan với sự tăng trưởng của phân khúc xe cao cấp. Trên thực tế, Haxaco (HSX: HAX) - nhà phân phối xe Merdedes-Benz lớn nhất Việt Nam, thông báo đã bán được 350 chiếc trong tháng 9/2022. Doanh số bán xe Q3/2022 của HAX là 4.804 tỷ đồng (+61,6% QoQ; +50,8% YoY).

Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC

Doanh số bán ô tô trong Q4/2022 dự kiến sẽ tiếp tục tăng

VDSC dự phóng doanh số ô tô sẽ tiếp tục tăng trong Q4/2022, được thúc đẩy bởi nhiều mẫu xe mới sắp được tung ra thị trường. Đơn cử, nhiều nhà sản xuất ô tô lớn như Ford, Nissan, Suzuki, Huyndai, Mercedes-Benz hoặc Lexus sẽ ra mắt các mẫu xe mới trong Q4/2022 và Q1/2023.

Vấn đề thiếu chip toàn cầu đang hạ nhiệt kể từ tháng 6/2022, hỗ trợ các nhà sản xuất ô tô toàn cầu tăng cường nguồn cung trong Q4/2022. Theo đó, VDSC kỳ vọng các nhà phân phối xe hơi của Việt Nam sẽ cho thấy tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ trong Q4/2022 khi các hãng đã bắt đầu tăng cường nhập khẩu xe nguyên chiếc để đáp ứng các đơn đặt hàng từ khách hàng.

Trong tháng 9/2022, Chỉ số Sản xuất Công nghiệp (IIP) của Việt Nam về phương tiện vận tải và nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (CBU) lần lượt là +27,2% YoY và 16.000 (-12,5% MoM; +84,6% YoY). Trong Q3/2022, Chỉ số tồn kho công nghiệp (III) về phương tiện vận tải của Việt Nam là +7,2% YoY.

Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC
Nguồn: VDSC

Năm 2023 có thể là một năm đầy thách thức đối với các nhà sản xuất ô tô toàn cầu và các nhà phân phối ô tô của Việt Nam

Mặc dù doanh số bán ô tô tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có triển vọng khả quan trong Q4/2022, VDSC cho rằng doanh số bán hàng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực trong nửa cuối năm 2023 do tình trạng thiếu hụt năng lượng của châu Âu trong mùa xuân năm 2023. Xe nhập khẩu nguyên chiếc (CBU) chiếm ~40% tổng doanh số bán ô tô của Việt Nam (9T2022: 42%).

Theo S&P Global, ngành công nghiệp ô tô trên toàn thế giới đang phải đối mặt với rủi ro do chi phí năng lượng tăng tại châu Âu (theo báo cáo “Winter is coming”). Nguy cơ khủng hoảng năng lượng tiềm ẩn có thể làm giảm không chỉ sản lượng ô tô tại châu Âu trong năm 2023 mà còn lan rộng ra cả sản lượng ô tô sản xuất toàn cầu do ngành công nghiệp ô tô của châu Âu có liên kết với các nhà sản xuất ô tô trên toàn thế giới. Do đó, các nhà phân phối ô tô của Việt Nam có thể gặp khó khăn với lượng hàng tồn kho thấp từ nửa cuối năm 2023.

VDSC: Khó khăn bủa vây ngành dệt may trong quý cuối năm 2022

Theo CTCK Rồng Việt (VDSC), lạm phát tăng cao tại thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, EU khiến các doanh nghiệp dệt may Việt ...

Nhu cầu gạo tăng cao có giúp Lộc Trời (LTG) bùng nổ doanh số?

Công ty CK Rồng Việt (VDSC) nhận định, giai đoạn 2022-2023 sẽ là giai đoạn tăng trưởng mảng kinh doanh gạo của Lộc Trời (LTG). ...

VDSC: Kinh Bắc (KBC) lỡ hẹn với KĐT Tràng Cát trong năm 2022

CTCK Rồng Việt (VDSC) nhận định, các dự án mới nhất là Nam Sơn Hạp Lĩnh, Tân Phú Trung và dự án khu đô thị ...

Nguyễn Tâm