VCBS: Ngân hàng Nhà nước có nhiều nguồn lực để ổn định tỷ giá

Cập nhật: 16:21 | 23/06/2021 Theo dõi KTCK trên

Theo báo cáo phân tích về chính sách nới lỏng tiền tệ của một số ngân hàng trung ương (NHTW) trên thế giới, Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) nhận định Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có nhiều nguồn lực để ổn định tỷ giá.

1803-nhnn
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Cụ thể, việc dự trữ ngoại hối được xây dựng dần qua các năm cùng với chính sách mua ngoại tệ kỳ hạn hiệu quả trong năm là các yếu tố cơ sở.

Tuy nhiên, nhóm chuyên gia cũng đặc biệt lưu ý tới rủi ro về việc Mỹ có thể đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia thao túng tiền tệ như đã từng xảy ra trong năm 2020.

0754-ngoaihoi1
Dự trữ ngoại hối Việt Nam qua các năm (Nguồn: CEIC, VCBS Research tổng hợp)

Theo báo cáo của VCBS, Việt Nam xuất siêu kỷ lục 19,94 tỷ USD trong năm 2020, xu hướng này chủ yếu đến từ việc nhập khẩu nguyên vật liệu sản xuất giảm.

"Trong năm 2021, khi xu hướng này đảo ngược đặc biệt trong bối cảnh giá cả hàng hóa, nguyên vật liệu tăng cao, cán cân thương mại hoàn toàn có khả năng thâm hụt trở lại trong năm 2021 và tại một thời điểm nào đó, kịch bản nhu cầu thanh toán tăng cao khiến NHNN cần phải bán ngoại tệ can thiệp thị trường có xác suất cao hơn", báo cáo cho biết.

Theo đó, VCBS dự báo tỷ giá sẽ dao động trong khoảng 0,5% trong năm 2021.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết lãi suất huy động có thể đi ngang hoặc tăng nhẹ trong các tháng cuối năm. Trong khi đó, lãi suất cho vay sẽ còn dư địa giảm thêm tuy nhiên mức giảm sẽ không dàn trải trên toàn hệ thống.

NHTW các nước thay đổi chính sách nới lỏng tiền tệ, Việt Nam chịu ảnh hưởng ra sao?

Nhóm chuyên gia nhận định trong dài hạn, khi các chính sách tiền tệ của các NHTW dần chấm dứt xu hướng nới lỏng thì Việt Nam vẫn có những điều kiện và nguồn lực để có thể đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô.

"Nếu Việt Nam tiếp tục kiểm soát tốt dịch bệnh, duy trì tốt các chỉ báo kinh tế vĩ mô giống như các đánh giá của các tổ chức đánh giá xếp hạng tín nhiệm, thì dòng vốn đầu tư hoàn toàn có thể tiếp tục lựa chọn Việt Nam là điểm đến", theo VCBS.

Trong ngắn hạn, NHNN chỉ thực hiện hạ lãi suất điều hành và chưa có kế hoạch mua lại tài sản như trái phiếu. Theo đó, VCBS đánh giá đây là điểm cộng về độ linh hoạt trong chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, những thách thức lớn về điều hành đối với NHNN trong năm 2021 đến từ ba yếu tố chính.

Một là, trong bối cảnh giá cả hàng hóa nguyên vật liệu tăng cao, áp lực từ việc độ mở nền kinh tế lớn, kim ngạch xuất nhập khẩu có xu hướng tăng sẽ tạo áp lực tiềm ẩn trong việc kiểm soát lạm phát.

Hai là, áp lực trong việc cân bằng hài hòa lợi ích của người gửi tiền và người đi vay.

Ba là, nhu cầu vốn hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch, tuy nhiên VCBS cho rằng cần hạn chế tối đa dòng vốn chảy vào các kênh tài sản hay các hoạt động rủi ro như đầu cơ, kinh doanh bất động sản.

Dự kiến bán gần 8,3 triệu cổ phiếu BVB, Saigonbank muốn thoái sạch vốn tại Ngân hàng Bản Việt

Mới đây, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank - Mã: SGB) đã thông qua phương án thoái vốn tại ...

Nhu cầu tín dụng đang có dấu hiệu giảm nhẹ

Trong báo cáo thị trường tiền tệ mới đây, Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) chỉ ra rằng tín dụng đang có dấu hiệu tăng chậm ...

Khối ngoại phiên 22/6: Sáng mua cổ phiếu HPG, chiều chốt lời VPB

Về giao dịch khối ngoại, họ bán ròng gần 600 tỷ đồng trên toàn thị trường trong đó lực bán tập trung chủ yếu vào ...

Linh Đan