Vàng trong nước đi ngược chiều vàng thế giới: Tín hiệu đáng mừng!

Cập nhật: 09:56 | 14/07/2022 Theo dõi KTCK trên

Ghi nhận vào lúc 9h30 ngày 14/7, giá vàng trong nước điều chỉnh tăng nhẹ và tăng 50.000 - 100.000 đồng/lượng. Trên thị trường thế giới, giá vàng giảm trở lại sau khi bật tăng từ đáy một năm vào phiên trước nhờ đồng USD yếu.

Giá vàng hôm nay 13/7/2022: Vàng tiếp tục giảm chạm đáy, nhà đâu tư thờ ơ?

Giá vàng trong nước tiếp tục dò đáy, nhiều nhà đầu tư "nín thở" chờ tín hiệu mới

Giá vàng hôm nay 14/7/2022: Vàng lao dốc "chạm sàn"

Cụ thể, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn và Tập đoàn Doji điều chỉnh giá vàng SJC tăng 50.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch. Giá mua và giá bán cùng tăng 100.000 đồng/lượng tại doanh nghiệp Phú Quý.

Cùng thời điểm khảo sát, hệ thống PNJ niêm yết giá vàng SJC đứng yên cho cả chiều mua lẫn chiều bán. Trong sáng hôm nay, giá trần mua vào của vàng miếng SJC ở mốc 67,65 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra của vàng miếng SJC đạt mức 68,27 triệu đồng/lượng.

Vàng nữ trang SJC cũng điều chỉnh tăng trong sáng nay. Cụ thể, giá vàng 24K tăng 50.000 đồng/lượng, vàng nữ trang SJC loại 18K tăng 40.000 đồng/lượng và loại 14K tăng 30.000 đồng/lượng cho cả hai chiều giao dịch so với ngày hôm qua.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Trong phiên giao dịch sáng ngày 14/7, giá vàng giao ngay giảm 0,07% xuống 1.734,5 USD/ounce vào lúc 5h59 (giờ Việt Nam), theo Kitco. Giá vàng giao tháng 8 cũng giảm 0,03% xuống 1.732,7 USD.

Giá vàng đã bật tăng từ đáy một năm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (13/7) nhờ đồng USD yếu, giúp vàng tránh áp lực từ triển vọng tăng lãi suất sau khi giá tiêu dùng của Mỹ tăng mạnh.

Trong phiên có thời điểm vàng xuống thấp nhất kể từ tháng 8/2021 ở mức 1.707,09 USD, sau khi dữ liệu kinh tế Mỹ giúp đồng USD xác lập đỉnh nhiều thập kỷ mới.

Giá tiêu dùng của Mỹ đã tăng nhanh trong tháng 6, củng cố cho khả năng nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào cuối tháng này củaCục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Sự biến động mạnh của giá vàng diễn ra sau khi dữ liệu lạm phát trong tháng 6 được công bố nóng hơn dự báo. Cụ thể, báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy tỷ lệ lạm phát tại nước này trong tháng 6 đã tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11/1981.

Với mức tăng lạm phát này, các nhà phân tích cho rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giữ lập trường tích cực thắt chặt chính sách tiền tệ.

Thi trường cho rằng, có 75% khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,75% nữa tại cuộc họp tiếp theo vào ngày 26-27/7 tới; 30% khả năng còn lại là Fed sẽ tăng lãi suất luôn 1,0% tại cuộc họp này.

Bên cạnh đó, việc đồng USD ở gần mức cao nhất trong 20 năm so với đồng Euro khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn đối với những nhà đầu tư nắm giữ các loại tiền tệ khác. Sự kết hợp giữa việc châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề từ xung đột Nga-Ukraine và Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) chậm tăng lãi suất đã khiến Euro tiến gần đến mức ngang giá với “đồng bạc xanh”. Tính đến ngày 12/7, đồng Euro dao động quanh mức 1,004 USD, giảm 12% so với hồi đầu năm.

Michael Langford, một nhà quản lý tại công ty cố vấn AirGuide, có trụ sở tại Mỹ nhận định, thị trường vàng có thể sẽ tiếp tục có xu hướng đi ngang hoặc giảm thấp hơn khi đồng USD mạnh lên.

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạc giao ngay tăng 1,8% lên 19,23 USD/ounce, giá bạch kim tăng 1,1% lên 855,31 USD, trong khi giá palladium giảm 2,2% xuống 1.982,84 USD.

Ngoài ra, chúng tôi cũng xin giới thiệu tới độc giả các thông tin về giá khác mà nhiều người quan tâm được liên tục cập nhật như: #Tỷ giá ngoại tệ #giá vàng #Giá xăng dầu hôm nay #giá hồ tiêu hôm nay #giá heo hơi hôm nay #giá cà phê #cập nhật bảng giá điện thoại. Kính mời độc giả đón đọc.

Thanh Hằng