Vẫn cần chờ thêm với cổ phiếu dệt may...

Cập nhật: 17:27 | 16/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Thời điểm hiện tại, mặc dù có một số tín hiệu khả quan hơn từ thị trường xuất khẩu, VDSC vẫn khuyến nghị các nhà đầu tư nên chờ đợi thêm các tín hiệu rõ ràng hơn từ ngành dệt may...

Triển vọng ngành năm 2023

Trong hai tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ghi nhận 4.549 triệu USD (-19,6% so với cùng kỳ) do tồn mức kho cao và nhu cầu yếu tại các thị trường xuất khẩu đã khiến các thương hiệu trở nên thận trọng hơn trong việc đặt hàng cho quý I/2023. Kim ngạch xuất khẩu sợi giảm mạnh, đạt 565 triệu USD (-38,4 % so với cùng kỳ), chủ yếu do sản lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh (-42,6 % so với cùng kỳ).

Vẫn cần chờ thêm với cổ phiếu dệt may...
Trong hai tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam ghi nhận 4.549 triệu USD

Tính đến hiện tại, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường nhập khẩu dệt may chính của Việt Nam. Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC) kỳ vọng nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ sẽ phục hồi sau đợt hàng tồn kho may mặc cao kỷ lục từ nửa cuối năm 2022. Trong khi đó, các thành viên khối CAFTA-DR giành được thị phần chủ yếu do nhập khẩu hàng may mặc của Hoa Kỳ từ phần của các thị trường xuất khẩu khác (thị trường xuất khẩu chung của thế giới vào Mỹ đã giảm hơn 25% trong quý 4 năm 2022.

Tuy nhiên, chuyên gia tại VDSC cho rằng xu hướng này sẽ không kéo dài do sản phẩm Mỹ nhập từ khối CAFTA-DR thiếu đa dạng và các công ty thời trang Mỹ khó có thể giảm nhập từ thị trường châu Á trong ngắn hạn và trung hạn nhờ có thể tiết kiệm được chi phí ở các thị trường này.

Vẫn cần chờ thêm với cổ phiếu dệt may...

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc mở cửa trở lại trong năm nay sẽ không tạo ra thách thức quá lớn với các doanh nghiệp Việt Nam tại Hoa Kỳ khi mà thị trường này cho thấy xu hướng liên tục đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Đáng chú ý, chỉ số CR5 không bao gồm Trung Quốc, tức là tổng thị phần của Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Ấn Độ và Campuchia thậm chí cho thấy mức tăng trưởng còn nhanh hơn, từ 40,7% năm 2021 lên 43,7% năm 2022.

Cần chờ thêm những dấu hiệu rõ ràng

Mặc dù có một số tín hiệu khả qua hơn từ thị trường xuất khẩu, VDSC vẫn khuyến nghị các nhà đầu tư chờ đợi thêm những dấu hiệu rõ ràng hơn về sự phục hồi tiêu thụ

Mặt khác, VDSC cho rằng kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng trong quý I/2023 khi các khách hàng cắt giảm đơn hàng do lo ngại về tiêu thụ cũng như chưa đẩy bớt hàng tồn kho. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may sẽ dần hồi phục từ quý II/2023 khi các vấn đề kia dần được tháo gỡ.

Vẫn cần chờ thêm với cổ phiếu dệt may...

Do đó, VDSC vẫn khuyến nghị các nhà đầu tư nên chờ đợi trong quý III/2023 (sau khi kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may được phản ánh hết vào giá cổ phiếu) hoặc chờ thêm khi giá cổ phiếu điều chỉnh sâu hơn để mua vào với tỷ suất sinh lời tốt hơn.

Với VNDirect, công ty chứng khoán này cũng kỳ vọng bước ngoặt cho các doanh nghiệp sản xuất sợi trong quý III/2023. Do ở khâu thượng nguồn, các doanh nghiệp sản xuất sợi bị ảnh hưởng sớm hơn so với các doanh nghiệp hạ nguồn, do các khách hàng lớn giảm hàng tồn kho trong bối cảnh nhu cầu của người tiêu dùng suy yếu.

Do đó, các doanh nghiệp sợi như Công ty CP Sợi Thế Kỷ (HOSE: STK), Công ty CP Damsan (HOSE: ADS), Tổng Công ty CP Dệt may Hòa Thọ (UPCoM: HTG), Tổng Công ty CP Phong Phú (UPCoM: PPH) sẽ có tín hiệu hồi phục khá sớm so với các doanh nghiệp gia công may mặc. Ban lãnh đạo STK cho biết sản lượng bán ra trong tháng 2/2023 cải thiện so với quý IV/2022.

Trong khi đó, HTG kỳ vọng lợi nhuận ròng quý I/2023 đạt 65 tỷ đồng (+20,3% so với quý trước). ADS cũng ghi nhận những tín hiệu tích cực trong quý I/2023 sau khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa trở lại nền kinh tế. Theo ban lãnh đạo ADS, sản lượng trong 2 tháng đầu năm 2023 đã tăng 200% so với quý IV/2022 và 140% so với quý III/2022.

Đối với mảng gia công may mặc, các doanh nghiệp gia công may mặc sẽ gặp nhiều thách thức hơn trong năm 2023 do đơn hàng giảm mạnh. Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, đơn hàng trong quý I/2023 giảm 25-27% so với cùng kỳ do sức mua trên thế giới giảm sút.

Trong khi đó, VGT dự báo đơn hàng trong năm 2023 sẽ giảm 25% so với cùng kỳ. Kỳ vọng các doanh nghiệp gia công may mặc sẽ phục hồi kể từ quý IV/2023 khi lạm phát tại Mỹ và EU hạ nhiệt. Dự báo các công ty gia công may mặc lớn như VGT, TCM, GMC, GIL sẽ ghi nhận lợi nhuận ròng tăng trưởng âm trong năm 2023.

Chứng khoán phiên chiều 16/3: VN-Index "quay đầu", đánh mất mốc 1.050 điểm

Thị trường chứng khoán phiên giao dịch ngày 16/3 chứng kiến sắc đỏ chi phối bảng điện tử trong phần lớn thời gian, VN-Index cũng ...

Khối ngoại gắng gượng giữ đà mua ròng phiên 16/3, giá trị khiêm tốn chỉ 70 tỷ đồng

Phiên giao dịch ngày 16/3, khối ngoại vẫn giữ xu hướng mua ròng gần 70 tỷ đồng với tâm điểm chính vẫn là cổ phiếu ...

Điểm lại các giao dịch cổ phiếu đáng chú ý ngày 16/3/2023

Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam điểm lại và gửi đến quý độc giả tin tức về các giao dịch cổ ...

Nhật Hải

Tin liên quan