Ứng phó với tin đồn trên thị trường chứng khoán

Cập nhật: 11:45 | 13/05/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN – Tin đồn được xem là thành phần không thể thiếu của thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, từng tin đồn lại để lại cho các thành viên thị trường những hậu quả khác nhau. Vậy đâu là giải pháp để ứng phó với tin đồn hiệu quả nhất?  

ung pho voi tin don tren thi truong chung khoan Tin đồn trong kỷ nguyên số
ung pho voi tin don tren thi truong chung khoan Tin đồn một phần tất yếu của thị trường
ung pho voi tin don tren thi truong chung khoan Những đợt sóng từ tin đồn

Theo Thạc sỹ Trần Thanh Bình – Phó trưởng khoa Truyền thông Đại học Đại Nam khi doanh nghiệp bị tin đồn xấu cũng giống như bị khủng hoảng truyền thông. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần phải nhanh chóng thành lập ban xử lý khủng hoảng do Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc đứng đầu để xác định được nguyên nhân và công bố chính thức từ doanh nghiệp trong vòng 48 tiếng kể từ khi phát hiện được tin đồn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải thiết lập một bộ phận thường xuyên cập nhật thông tin liên quan đến sự việc để cung cấp thường xuyên cho báo chí cho đến khi khủng hoảng được xử lý xong. Hạn chế dùng mạng xã hội để xử lý khủng hoảng vì những thông tin trên mạng xã hội là những thông tin không chính thống nên mức tin cậy không cao.

Ông Đỗ Kim Dũng, Viện trưởng viện nghiên cứu và đào tạo quảng cáo Việt Nam cho rằng: Các doanh nghiệp không nên quá hoang mang nếu như gặp phải tin đồn. Đối với doanh nghiệp mang tính đại chúng lớn, sẽ có nhiều nhóm công chúng khác nhau nên cách xử lý cũng cần linh hoạt hơn. Khi xuất hiện tin đồn cách tốt nhất là họ nên tổ chức mời đoàn nhà báo ở các nước đến tận nơi để tìm hiểu toàn bộ sự thật câu chuyện và doanh nghiệp phát ngôn chính thức quan điểm đầu tư kinh doanh của mình hoặc chứng minh qua các chỉ số tăng trưởng trong tương lai. Về phía nhóm nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể mời họ đến quan sát, thảo luận nhằm đưa ra thông cáo báo chí để cho thấy sự thống nhất về mặt quan điểm. Về chính quyền, cũng cần có thông cáo báo chí một cách chắc chắn và nhất quán…Không phải bất kỳ doanh nghiệp Việt Nam nào cũng cần có nhân sự PR giỏi. Tuy nhiên, đối với công ty có những ngành hàng nhạy cảm, dù có bộ phận truyền thông nhưng bản thân những doanh nghiệp này cũng cần cộng tác lâu năm với các chuyên gia đầu ngành PR chuyên nghiệp. Doanh nghiệp có thể tốn kém một ít kinh phí hàng năm, nhưng bù lại công ty có thể chủ động trong các kênh thông tin giúp hạn chế hoặc tránh những thiệt hại lớn khi sự cố cáo buộc xảy ra bất ngờ.

Đứng dưới góc độ nhà đầu tư, Tiến sỹ Đinh Thế Hiển – chuyên gia kinh tế phân tích, đã chơi chứng khoán là chấp nhận một kênh đầu tư có nhiều rủi ro, nên chuyện muốn lời cao mà không bị thiệt hại, không dính vào tin đồn lướt sóng là rất hiếm. Thay vào đó, để ứng phó với tin đồn, hãy là nhà đầu tư chuyên nghiệp, phải am hiểu mới chơi. Còn không, nên đầu tư bằng cách mua cổ phiếu của các quỹ đầu tư. Những quỹ đầu tư chuyên nghiệp thường có đủ chuyên gia để phân tích tin đồn đúng hay sai.

Ông Nguyễn Duy Hưng – Chủ tịch Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) – người rất có ảnh hưởng và uy tín trong cộng đồng chứng khoán Việt Nam cũng đã đưa ra lời khuyên cho các nhà đầu tư khi xuất hiện trên thị trường chứng khoán rằng đừng chỉ đầu tư hay tháo chạy bởi những tin đồn ông A kéo lên, bà B đánh xuống, hay quỹ ngoại này mua, quỹ lớn kia chạy... Đây là đầu tư chứng khoán chứ không phải là chơi chứng khoán

Để hiểu rõ được nguyên nhân, tác động của tin đồn đến thị trường chứng khoán như thế nào cũng như đâu là giải pháp để kiểm soát và xử lý tin đồn, Thời báo Chứng khoán Việt Nam (kinhtechungkhoan.vn) sẽ tổ chức hội thảo với chủ đề “An toàn an ninh trong lĩnh vực chứng khoán” vào ngày 15/5/2019 tại Tầng 18 tòa nhà Eurowindow, số 2 Tôn Thất Tùng, Đống Đa, Hà Nội. Chương trình có sự tham gia của Đại diện Ủy ban Kinh tế của Quốc hội; Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội; Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán Việt Nam; Các chuyên gia kinh tế và sẽ được trực tuyến trên kinhtechungkhoan.vn.

Anh Khang

Tin liên quan