Vàng - Tỷ giá

Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 5/5: Kịch bản đảo chiều phụ thuộc vào điều này

Ân Thiên 05/05/2025 06:32

Tỷ giá Yên Nhật trong nước duy trì trạng thái ổn định, Trên thị trường quốc tế, đồng Yên chịu áp lực giảm khi khẩu vị rủi ro toàn cầu tăng.

Tỷ giá Yên Nhật tại các ngân hàng trong nước

Sáng ngày 5/5/2025, thị trường tỷ giá đồng Yên Nhật tiếp tục ghi nhận sự ổn định tuyệt đối tại hầu hết các ngân hàng thương mại. So với ngày 4/5/2025, không có ngân hàng nào điều chỉnh tỷ giá mua vào hoặc bán ra, dù chỉ ở mức nhỏ lẻ.

yên nhật 6-5
Ảnh minh họa

Toàn bộ hệ thống ngân hàng từ quốc doanh đến tư nhân như BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank, ACB, Eximbank, HDBank, Techcombank, MSB... đều giữ nguyên các mức niêm yết từ phiên trước đó. Đây là ngày thứ hai liên tiếp tỷ giá Yên Nhật không có biến động – phản ánh xu hướng chờ đợi của thị trường trước kỳ nghỉ lễ dài ngày tại Nhật Bản (tuần lễ vàng).

Ở chiều mua vào, PVcomBank vẫn là ngân hàng dẫn đầu với mức giá cao nhất thị trường là 184,00 VND/JPY (tiền mặt) và 186,00 VND/JPY (chuyển khoản). Trong khi đó, VIB tiếp tục duy trì vị thế là đơn vị có giá mua thấp nhất – 167,74 VND/JPY (tiền mặt) và 169,14 VND/JPY (chuyển khoản).

Ở chiều bán ra, LPBank và OceanBank tiếp tục giữ vị trí cao nhất với mức 189,88 VND/JPY cho hình thức bán tiền mặt. Trong khi đó, NCB vẫn niêm yết mức bán chuyển khoản cao nhất là 188,82 VND/JPY.

Tỷ giá Yên Nhật trên thị trường quốc tế

Kết thúc tuần giao dịch trước, tỷ giá USD/JPY tăng 0,92% lên mức 144,953, phản ánh tâm lý chuộng rủi ro quay trở lại trên thị trường toàn cầu sau khi căng thẳng thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt. Đồng thời, sự chuyển hướng từ lập trường “diều hâu” sang thận trọng của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) càng gia tăng sức ép lên đồng Yên Nhật. Trong bối cảnh đó, giá vàng cũng giảm 2,38% xuống 3.240 USD/oz, cho thấy xu hướng rời khỏi các tài sản trú ẩn truyền thống.

Thị trường đang hướng sự chú ý đến các dữ liệu kinh tế Nhật Bản trong tuần này, đặc biệt là chỉ số PMI dịch vụ và số liệu về tiền lương và chi tiêu hộ gia đình – những yếu tố có thể ảnh hưởng đáng kể đến chính sách của BoJ và diễn biến của đồng Yên Nhật. Chỉ số PMI dịch vụ tháng 4, theo khảo sát sơ bộ, đã tăng lên 52,2 điểm, cho thấy ngành dịch vụ vẫn mở rộng. Tuy nhiên, nếu dữ liệu chính thức được điều chỉnh giảm, BoJ có thể sẽ giữ nguyên chính sách hiện tại trong bối cảnh bất ổn kinh tế.

Ngày 9/5, các số liệu về tăng trưởng thu nhập và chi tiêu tiêu dùng sẽ là yếu tố then chốt định hình kỳ vọng thị trường. Dự báo chi tiêu hộ gia đình sẽ giảm 1,6% trong tháng 3 sau mức tăng vọt 3,5% trong tháng trước. Trong khi đó, tiền lương được kỳ vọng tăng chậm lại ở mức 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Mức tăng thấp này, cùng với khả năng giảm trong thu nhập làm thêm giờ, có thể cho thấy nhu cầu tiêu dùng yếu đi, làm suy yếu triển vọng lạm phát và khiến BoJ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước bất kỳ động thái thắt chặt nào.

Dù lạm phát tại Nhật vẫn duy trì trên mục tiêu 2%, sức tiêu dùng không bền vững có thể khiến BoJ tiếp tục trì hoãn việc tăng lãi suất. Trong bối cảnh các ngân hàng trung ương lớn như Fed, ECB hay BoE đang có xu hướng nới lỏng chính sách, Yên Nhật có thể lấy lại sức mạnh nếu BoJ phát đi tín hiệu cứng rắn hơn hoặc nếu các rủi ro toàn cầu tiếp tục leo thang.

Tuy nhiên, trong trường hợp dữ liệu kinh tế gây thất vọng và kỳ vọng nâng lãi suất bị xói mòn, đồng Yên Nhật sẽ tiếp tục chịu áp lực giảm, nhất là khi khẩu vị rủi ro toàn cầu vẫn duy trì tích cực.

      Nổi bật
          Mới nhất
          Tỷ giá Yên Nhật hôm nay 5/5: Kịch bản đảo chiều phụ thuộc vào điều này
          • Mặc định

          POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO