Ngân hàng

Tuần cao điểm đại hội ngân hàng: Chờ tin chia cổ tức, tăng vốn, "thay máu" nhân sự

Sơn Tùng 21/04/2025 11:43

Tuần từ 21–27/4, 17 ngân hàng tổ chức họp đại hội cổ đông thường niên, xoay quanh các nội dung then chốt như chia cổ tức, tăng vốn và biến động nhân sự cấp cao.

Tuần từ 21 đến 27/4 đánh dấu cao điểm mùa Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) ngành ngân hàng, với 17 tổ chức tín dụng đồng loạt tổ chức họp thường niên. Các cuộc họp tập trung chủ yếu tại Hà Nội và TP.HCM, ngoại trừ SeABank họp tại Hải Phòng và KienlongBank tổ chức trực tuyến. Hai ngày 24 và 26/4 được đánh giá là “điểm nóng” khi mỗi ngày có tới 5 – 6 ngân hàng cùng diễn ra đại hội.

đhcđ ngân hàng
Tuần cao điểm tổ chức ĐHĐCĐ của các ngân hàng

Theo lịch trình, MSB mở đầu với phiên họp ngày 21/4 tại Hà Nội. Tiếp đó là OCB và SHB vào ngày 22/4. Đặc biệt, ngày 24/4 có đến 5 ngân hàng tổ chức đại hội gồm HDBank, PGBank, TPBank, BVBank và Saigonbank. Ngày 25/4 là lượt của Sacombank, SeABank và KienlongBank. Đỉnh điểm rơi vào 26/4 khi hàng loạt tên tuổi lớn như Vietcombank, BIDV, Techcombank, MB, VietABank và VietBank đồng loạt họp cổ đông.

STT
Ngân hàng
Ngày chốt quyền
Ngày họp
Địa điểm
1
MSB
21/3
21/4
Hà Nội
2
OCB
20/3
22/4
TP.HCM
3
SHB
14/3
22/4
Hà Nội
4
HDBank
25/4
24/4
TP.HCM
5
PGBank
28/3
24/4
Hà Nội
6
TPBank
21/3
24/4
Hà Nội
7
BVBank
26/3
24/4
Vũng Tàu
8
Saigonbank
25/3
24/4
TP.HCM
9
KienlongBank
25/3
25/4
Trực tuyến
10
Sacombank
10/3
25/4
TP.HCM
11
SeABank
20/3
25/4
Hải Phòng
12
MB
24/3
26/4
Hà Nội
13
VietABank
26/3
26/4
Hà Nội
14
VietBank
25/3
26/4
TP.HCM
15
Vietcombank
26/3
26/4
Hà Nội
16
BIDV
10/3
26/4
Hà Nội
17
Techcombank
24/3
26/4
Hà Nội

Tâm điểm nghị sự trong mùa đại hội năm nay tập trung vào các vấn đề trọng yếu như định hướng kinh doanh năm 2025, phương án chia cổ tức, tăng vốn điều lệ và điều chỉnh nhân sự cấp cao. Với bối cảnh thị trường tài chính nhiều biến động, động thái từ các ngân hàng không chỉ được cổ đông quan tâm mà còn thu hút sự chú ý của giới đầu tư.

Mặc dù năm 2024 chịu ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô nhiều thách thức, ngành ngân hàng vẫn ghi nhận kết quả tích cực. Theo báo cáo tài chính quý IV/2024 của 27 ngân hàng niêm yết, tổng lợi nhuận sau thuế đạt gần 238.000 tỷ đồng, tăng 4,9% so với năm trước. Trong số đó, 19 ngân hàng báo lãi tăng trưởng, cho thấy sức bật đáng kể của hệ thống tín dụng.

Nhìn về năm 2025, Công ty Chứng khoán MBS đánh giá ngành ngân hàng tiếp tục duy trì triển vọng tích cực với dự báo lợi nhuận ròng toàn ngành tăng 17,7%. Động lực chính đến từ tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, phục hồi thu nhập ngoài lãi và chất lượng tài sản được cải thiện.

Tăng trưởng tín dụng năm nay được kỳ vọng đạt 17–18%, nhờ sức bật của tiêu dùng nội địa và tốc độ giải ngân đầu tư công được đẩy nhanh. Tỷ lệ nợ xấu dự kiến giảm xuống dưới 2% nhờ việc trích lập dự phòng được đẩy mạnh từ năm trước, qua đó nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) lên trên 100%.

Mặc dù biên lãi ròng (NIM) có thể chịu áp lực từ lãi suất huy động tăng, nhưng thu nhập ngoài lãi – chiếm khoảng 22% tổng thu nhập của các ngân hàng – được kỳ vọng là điểm sáng. Các mảng như bancassurance, thanh toán điện tử và thu hồi nợ xấu sẽ đóng vai trò quan trọng. Các ngân hàng như HDB, VIB, Techcombank và OCB được dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ về thu nhập ngoài lãi sau khi sụt giảm trong năm 2024.

MBS cũng đưa ra khuyến nghị tích cực đối với một số mã cổ phiếu ngân hàng nổi bật như CTG (dự kiến tăng 26,4%), VPB (31,8%), BID (21,5%), TPB (22,2%) và VCB (26,7%). Những cổ phiếu này được đánh giá cao nhờ các lợi thế cạnh tranh riêng như cải thiện CASA, hưởng lợi từ đầu tư công và dẫn đầu chuyển đổi số.

      Nổi bật
          Mới nhất
          Tuần cao điểm đại hội ngân hàng: Chờ tin chia cổ tức, tăng vốn, "thay máu" nhân sự
          • Mặc định

          POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO