Từ xuất thân nghèo khó thành tỷ phú ngành năng lượng mặt trời và xe điện

Cập nhật: 08:30 | 04/03/2021 Theo dõi KTCK trên

Nhu cầu tăng cao đối với xe điện và năng lượng mặt trời đã giúp cho doanh nhân nổi tiếng của Malaysia, Tan Eng Kee trở thành một trong những tỷ phú mới của thế giới.

Từ chàng sinh viên 2 lần bỏ học vì không có tiền nộp học phí cho đến tỷ phú công nghệ

Tỷ phú Hàn Quốc mở nhà máy điện gió đầu tiên tại Việt Nam, kiếm hàng tỷ won

Nắm bắt thành công xu hướng mới của thế giới

Nhà đồng sáng lập và CEO của Greatech Technology, trụ sở tại Penang, Tan Eng Kee (50 tuổi) góp mặt trong danh sách tỷ phú với tài sản ròng hơn 1 tỷ USD khi cổ phiếu công ty tăng 330% trong năm 2020. Công ty của ông hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị tự động hóa công nghiệp phục vụ ở nhiều ngành nghề khác nhau.

Ông nhận định: “Năng lượng tái tạo và xe điện hiện là một ngành có độ phát triển nóng giúp lợi nhuận của chúng tôi tăng cao”. Tan thành lập công ty Greatech vào năm 1997 với bạn cùng trường là Khor Lean Heng, hiện là COO của Greatech.

Doanh số 3 quý năm 2020 của công ty tăng 17% lên 184,78 triệu ringgit (44,44 triệu USD), trong khi lợi nhuận ròng tăng 64% lên 59,338 triệu ringgit (14,27 USD).

Greatech chế tạo thiết bị tự động cho các dây chuyền sản xuất của các công ty sản xuất ở mọi lĩnh vực – từ nhà sản xuất thiết bị y tế đến nhà sản xuất năng lượng tái tạo và các công ty bán dẫn. Công ty, với hơn 50% hoạt động kinh doanh ở các thị trường quốc tế, chủ yếu là Mỹ, sở hữu một danh sách các khách hàng lớn trong đó có Lordstown Motors, nhà sản xuất xe bán tải chạy điện ở Ohio và First Solar có trụ sở tại Arizona, công ty sản xuất hệ thống năng lượng mặt trời

5342-960x084-1211-1610759463-8baf8e41
Tan Eng Kee, đồng sáng lập và CEO Greatech Technology. (Ảnh: Greatech)

Các sản phẩm đáng chú ý hơn của Greatech bao gồm bàn tay robot để đưa các mô-đun năng lượng mặt trời vào trong dây chuyền sản xuất; thiết bị xử lý tấm pin mặt trời trên dây chuyền sản xuất và thiết bị đo tự động cho điện thoại thông minh.

Khi chuyển từ chế tạo thiết bị tự động hóa đơn lẻ sang sản xuất toàn bộ dây chuyền sản xuất và giành được nhiều đơn đặt hàng hơn từ các khách hàng như Panasonic và First Solar, doanh thu hàng năm và lợi nhuận ròng của công ty đã tăng gấp 10 lần từ năm 2015 đến năm 2019. Cũng trong năm 2019, Tan quyết định niêm yết Greatech trên sàn chứng khoán Kuala Lumpur.

Tháng 10, Ngân hàng Đầu tư Công của Kuala Lumpur dự đoán, doanh thu của Greatech có thể tăng với mức tỷ lệ gộp 47,5% trong 3 năm tới. Nhà phân tích Chua Siu Li của ngân hàng này nhận định: “Greatech có lợi thế để “thâu tóm” sự tăng trưởng trong phân khúc điện mặt trời bằng việc có mối quan hệ với First Solar do công ty cung cấp thêm dây chuyền sản xuất cho First Solar”.

Xuất thân nghèo khó, không mơ ước trở thành tỷ phú và sống đơn giản

Tan, thường được gọi là EK, không “hứng thú” với vị trí tỷ phú mình vừa đạt được. Ông nói: “Tôi chưa bao giờ ước mơ trở thành tỷ phú. Tôi hoàn toàn không mong đợi điều này. Tôi có một cuộc sống đơn giản - đến văn phòng; làm việc và về nhà. Không có điều gì khiến việc này thay đổi cả”.

Lớn lên ở Penang trong một gia đình nghèo khó, Tan là con trai duy nhất trong số bốn người con. Cha của ông, một tài xế taxi, qua đời khi Tan mới 13 tuổi. Ông đã phải gánh thêm nhiều trách nhiệm kể từ khi còn nhỏ. Năm 16 tuổi, ông làm việc bán thời gian sau giờ học tại một tiệm bánh.

Tan tiếp tục lấy chứng chỉ kỹ sư cơ khí vào năm 1991 và bắt đầu làm công việc lập kế hoạch sản xuất cho một công ty sản xuất dụng cụ. Hai năm sau, ông vay mẹ mình 10.000 ringgit và thành lập Greatech (M) Sdn Bhd để sản xuất các bộ phận cho thiết bị kỹ thuật. Ông đã nhờ một người bạn giúp đỡ mình các công việc tiếp thị. Năm 1995, ông thuyết phục thành công bạn học cùng trường Khor Lean Heng cùng tham gia kinh doanh. Tuy nhiên, đến năm 2001, Tan mới thành công với công ty mình lập ra.

Năm 1997, cùng với Khor, Tan tạo ra một diện mạo mới cho Greatech – phát triển thành Greatech Integration để sản xuất thiết bị bán tự động và tự động cho lĩnh vực điện tử tiêu dùng. Greatech đã mở rộng sang lĩnh vực bán dẫn vào năm 2002 và lấn sân sang lĩnh vực năng lượng mặt trời vào năm 2010.

Mặc dù, công ty có một thời gian tạm dừng hoạt động do lệnh phong tỏa phòng chống dịch Covid-19 ở Malaysia, đến nay, 8 nhà máy của công ty đã hoạt động trở lại. Tan cho biết: “Công việc kinh doanh phát triển thuận lợi hơn nhiều”.

Tháng 12, Greatech nâng công suất của mình bằng việc mở thêm một nhà máy lắp ráp ở Batu Kawan và hiện đang tìm mua thêm đất tại một khu công nghiệp gần đó. Quý III/2020, Greatech cũng đã mở văn phòng đầu tiên tại Michigan, Mỹ phục vụ khách hàng sử dụng xe điện của mình. Một vài văn phòng nữa sẽ được mở vào quý III năm nay tại Illinois và Arizona. Tan cũng có kế hoạch thành lập văn phòng tại Đức vào quý III năm 2021 và mở rộng hơn nữa sang châu Âu và Ấn Độ.

Từ kỳ thủ cờ vua thành tỷ phú trẻ nhất Ấn Độ

Nikhil Kamath, 34 tuổi, là đồng sáng lập và Giám đốc đầu tư của Zerodha, công ty giao dịch môi giới lớn nhất Ấn Độ. ...

5 tỷ phú giàu nhất ngành viễn thông

Theo bảng xếp hạng tỷ phú Real time của Forbes, Carlos Slim Helu là người giàu nhất ngành viễn thông hiện nay.

Nguyễn Trang (Theo Forbes)

Tin cũ hơn
Xem thêm