Từ ngày 1/5, ông Dương Quang Thành thôi làm Chủ tịch HĐTV EVN

Cập nhật: 11:20 | 29/03/2023 Theo dõi KTCK trên

Theo Quyết định ông Dương Quang Thành – Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2023.

Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành nghỉ hưu từ ngà 1/5.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành nghỉ hưu từ ngày 1/5.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định của Thủ tướng về việc Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành nghỉ hưu. Theo quyết định, ông Dương Quang Thành sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5.

Ông Dương Quang Thành sinh năm 1962, quê ở Quảng Bình. Ông là tiến sĩ kinh tế, có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Ông đã tốt nghiệp Thạc sĩ Học viện Công nghệ châu Á (AIT - Thái Lan) năm 1995 và hoàn thành chương trình tiến sĩ kinh kế tại trường Đại học Bách Khoa năm 2002.

Ông có thời gian hơn 30 năm công tác trong ngành điện, trong đó 2/3 thời gian công tác của ông Thành gắn với Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN.

Từ tháng 3/2007, ông đảm nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc EVN phụ trách các lĩnh vực chuẩn bị đầu tư dự án điện hạt nhân, xây dựng thị trường điện, đào tạo nguồn nhân lực và lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án nguồn và lưới điện, đặc biệt là các dự án trọng điểm cấp điện cho miền Nam…

Tháng 3/2015, ông Thành được Thủ tướng bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên EVN. Sau một nhiệm kỳ, ông được tiếp tục được bổ nhiệm lại chức vụ này và giữ cương vị Chủ tịch EVN cho đến nay.

Ông Dương Quang Thành nghỉ hưu trong bối cảnh kết quả kinh doanh của EVN khá lao đao. Hiện EVN chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2022, tuy nhiên theo số liệu ước tính của tập đoàn, nhiều khả năng sẽ lỗ đột biến đến 31.000 tỷ đồng trong năm vừa qua.

Doanh thu của EVN vẫn đạt tăng trưởng so với năm 2021, ước đạt trên 460.700 tỷ đồng, cao hơn 4,3% kết quả thực hiện của năm trước. Vấn đề EVN phải đối diện là do yếu tố khách quan, khi giá nhiên liệu thế giới và trong nước tăng đột biến khiến chi phí sản xuất điện và mua điện của tập đoàn tăng rất cao, khoảng 53.200 tỷ đồng.

Theo đại diện EVN, đây là yếu tố trọng yếu "ăn mòn" lợi nhuận khiến tập đoàn phải chứng kiến khoản thua lỗ kỷ lục, dù đã nỗ lực rà soát, tiết kiệm, cắt giảm tối đa các chi phí khác.

Nhằm cải thiện tình trạng thua lỗ, EVN đã kiến nghị Bộ Công Thương tăng giá bán lẻ điện bình quân, qua đó giảm khó khăn, cân bằng tài chính năm 2023, áp dụng cơ chế thị trường với điện lực, và hiện đang chờ quyết định từ cấp có thẩm quyền.

VCBS được vinh danh tại hạng mục "Giao dịch tốt nhất của các thị trường cận biên"

VCBS đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế vững chắc và tiềm lực mạnh mẽ của một trong những tổ chức tài chính ...

EVNFinance (EVF): Thu nhập bình quân năm 2022 của nhân viên đạt 28 triệu đồng/tháng

Công ty Tài chính CP Điện lực (EVNFinance - HOSE: EVF) vừa công bố Báo cáo thường niên năm 2022 trong đó nêu rõ mức ...

Tín hiệu mới cho các doanh nghiệp điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp

Bộ Công thương vừa có chỉ đạo EVN khẩn trương phối hợp với chủ đầu tư điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp để thống ...

Quang Đăng

Tin cũ hơn
Xem thêm