TTCK Việt thời hội nhập: Chờ nâng hạn để phát huy sức mạnh

Cập nhật: 11:18 | 25/12/2019 Theo dõi KTCK trên

TBCKVN - Hội nhập – một trong những xu hướng tất yếu; “chìa khóa” vạn năng của mọi nền kinh tế trên thế giới. Hội nhập với kinh tế Việt Nam nói chung cũng là hướng đi mở đúng đắn và vô cùng quan trọng. Với thị trường chứng khoán (TTCK) nói riêng, đây cũng là điều kiện cần thiết trong những nỗ lực nâng hạng thị trường của TTCK Việt sau 20 năm hiện diện…

ttck viet thoi hoi nhap cho nang han de phat huy suc manh

Khánh Hoà xin dừng quy hoạch Bắc Vân Phong thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

ttck viet thoi hoi nhap cho nang han de phat huy suc manh

Tiếp tục hoàn thiện đề án về kinh tế ban đêm

Có thể thấy, hội nhập quốc tế trong bối cảnh hiện nay luôn là cánh cửa mở ra những nguồn lực đầu tư mới cho mọi lĩnh vực. Đối với TTCK, nhờ tư duy hợp tác tích cực, cập nhật và bắt kịp những xu hướng phát triển mới nhất, tinh hoa nhất của thời đại, Ủy ban Chứng khoán (UBCK) cùng với các Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán đã và đang tham gia mạnh mẽ vào nhiều sáng kiến tài chính quan trọng trên thế giới, tiêu biểu là Sáng kiến Tài chính xanh với sự hỗ trợ và hợp tác tích cực của Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ), Sáng kiến Quản trị công ty trong khuôn khổ hợp tác với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Sáng kiến các Sở Giao dịch chứng khoán bền vững…

ttck viet thoi hoi nhap cho nang han de phat huy suc manh
TTCK hiện đại không phải sân chơi riêng của một quốc gia

Trong khuôn khổ khu vực, Việt Nam đã cùng các nước ASEAN đã thông qua Bộ Tiêu chuẩn Trái phiếu xanh ASEAN năm 2017 và các Bộ Tiêu chuẩn Trái phiếu Xã hội ASEAN, Tiêu chuẩn Trái phiếu Bền vững ASEAN vào tháng 10/2018. Đây là 3 sáng kiến quan trọng nhằm thúc đẩy thị trường vốn ASEAN liên kết và bền vững.

Trước đó, tại thời điểm năm 2015, UBCK đã phối hợp với OECD tổ chức Hội nghị tham vấn Sáng kiến Quản trị công ty khu vực Đông Nam Á lần thứ hai tại Hà Nội. Việc tham gia và áp dụng các hướng dẫn, thông lệ tốt của quốc tế trong khuôn khổ các sáng kiến trên đã góp phần đưa TTCK Việt Nam tiến gần hơn với các chuẩn mực quốc tế, phát triển theo hướng ngày càng hiện đại hơn, bền vững hơn.

Thực hiện cam kết hội nhập trong các hiệp định đa ngành, đa lĩnh vực

Là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính nói riêng và của cả nền kinh tế quốc dân nói chung, trong thời gian qua, TTCK Việt Nam đã chủ động và tích cực hòa mình vào xu hướng hội nhập chung của cả nước thông qua các cam kết hội nhập trong lĩnh vực chứng khoán tại các hiệp định đa phương lớn như Hiệp định chung về thương mại, dịch vụ (GATS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA), cùng hàng loạt các hiệp định với các đối tác lớn như Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – khối thương mại tự do châu Âu (EFTA), các cam kết trong khuôn khổ hội nhập thị trường chung ASEAN…

Việc tham gia vào các thỏa thuận hội nhập quốc tế đồng nghĩa với việc Việt Nam có nghĩa vụ chấp thuận những quy tắc chung, cam kết tự do hóa, mở cửa thị trường các lĩnh vực có cam kết, trong đó có lĩnh vực dịch vụ tài chính, chứng khoán. Điều này giúp thúc đẩy TTCK trong nước ngày càng phát triển theo hướng hội nhập sâu rộng hơn, tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, đồng thời cũng tạo ra những thách thức phải đáp ứng được các tiêu chuẩn có chất lượng ngày càng cao theo các cam kết quốc tế. Việc đạt được các chuẩn mực quốc tế vừa là yêu cầu của quá trình hội nhập, vừa là một trong những lợi ích mà hội nhập có thể đem đến cho TTCK.

ttck viet thoi hoi nhap cho nang han de phat huy suc manh
Hội nhập – giải pháp thiết thực và tất yếu

Tăng cường hội nhập với các nước trong khu vực

Trong công tác hội nhập thị trường vốn khu vực, tính đến cuối năm 2019, TTCK Việt Nam tiếp tục là thành viên tích cực và là một phần không thể thiếu của Diễn đàn các thị trường vốn ASEAN (ACMF). Trong khuôn khổ đó, các hoạt động hội nhập liên quan đến lĩnh vực chứng khoán tập trung vào các sáng kiến nhằm tiến tới xây dựng một thị trường vốn hội nhập cao hơn trong ASEAN gồm các sáng kiến liên quan tới: Kết nối TTCK, tiếp cận TTCK và tính thanh khoản của TTCK.

Trong việc quản lý, hiện UBCK là thành viên của các nhóm công tác về các sáng kiến của ACMF bao gồm: Sáng kiến Khung đánh giá tinh giản cho Bản cáo bạch chung ASEAN, Sáng kiến về giải quyết tranh chấp và cưỡng chế thực thi, Kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở thị trường vốn ASEAN (ACMI Blueprint)…

Đặc biệt, Việt Nam là một thành viên tích cực của Sáng kiến Quản trị công ty ASEAN. Việt Nam đã tích cực tham gia vào chương trình Báo cáo Thẻ điểm Quản trị công ty ASEAN góp giúp cải thiện và nâng cao chất lượng quản trị công ty tại Việt Nam trong thời gian qua.

Đối với những sáng kiến do ACMF đề xuất còn chưa phù hợp với thị trường vốn Việt Nam, UBCK vẫn tham gia với vai trò quan sát hoặc tham gia vào quá trình hài hòa hóa các nội dung của sáng kiến để nâng cao cơ hội hội nhập sâu rộng hơn của Việt Nam vào thị trường vốn khu vực.

Bên cạnh đó, với hoạt động quảng bá thị trường vốn ASEAN, các Sở Giao dịch chứng khoán của Việt Nam đã tích cực tham gia cùng các Sở Giao dịch chứng khoán khu vực khai trương trang web chung ASEAN bao gồm các nội dung giới thiệu về 7 Sở ASEAN, 30 cổ phiếu lớn có mức thanh khoản cao của mỗi quốc gia ASEAN, chỉ số chứng khoán các thị trường ASEAN và nhiều thông tin phân tích chuyên sâu về TTCK các quốc gia ASEAN.

Ngoài ra, Sở Giao dịch chứng khoán của Việt Nam cũng tích cực tham gia vào việc xây dựng các bộ chỉ số chung cho TTCK ASEAN như: Bộ chỉ số FTSE ASEAN Indices (năm 2005), hợp tác phát triển chỉ số ASEAN MSCI Indices…

Việc tham gia tích cực vào các sáng kiến khu vực giúp cho TTCK Việt Nam tăng cường mức độ hội nhập ngày càng sâu hơn và thực chất hơn, tiến tới mở cửa thị trường và góp phần xây dựng một Cộng đồng Kinh tế khu vực thực thụ hướng tới sự phát triển bền vững của ASEAN.

Ký kết nhiều biên bản ghi nhớ song phương

Tính đến nay, UBCK đã ký kết Biên bản ghi nhớ (BBGN) song phương với hơn 40 cơ quan hợp tác phát triển, quản lý và vận hành TTCK trên thế giới như: Uỷ ban Giám sát tài chính Hàn Quốc (2002), Cục Hợp tác kinh tế Thụy Sĩ (2003), Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (2005), Uỷ ban Chứng khoán Thái Lan (2006), Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (2006), Uỷ ban Chứng khoán Malaysia (2007), Cơ quan Giám sát tài chính Vương quốc Anh (2008), Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng tương lai Hồng Kông (2009), Ủy ban Chứng khoán Lào (2011), Ủy ban Giám sát tài chính Lúc-xăm-bua (2013)… Tất cả đều nhằm chia sẻ thông tin quản lý, giám sát TTCK, thiết lập cơ chế trao đổi song phương thường xuyên và định kỳ, tăng cường năng lực cán bộ thực thi, thực hiện các nghiên cứu, tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật liên quan tới phát triển TTCK.

ttck viet thoi hoi nhap cho nang han de phat huy suc manh
Việt Nam là một trong số ít các thị trường có nền kinh tế vĩ mô tương đối ổn định

Bên cạnh đó, việc làm trên cũng góp phần tạo điều kiện cho UBCKNN trong công tác cung cấp thông tin theo yêu cầu của phía bạn về phạm vi cho phép của cam kết tại BBGN cũng như phạm vi cho phép của pháp luật Việt Nam để hỗ trợ điều tra cho các cơ quan liên quan về nhiều vụ việc vi phạm trên TTCK.

Điều này vừa giúp UBCKNN có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm chuyên ngành liên quan, vừa giúp hai bên có cơ hội trao đổi thông tin chính thống và kịp thời nhằm xây dựng thị trường chứng khoán của hai bên hoạt động minh bạch, công bằng và hiệu quả.

Ngoài ra, các sở giao dịch chứng khoán và Trung tâm Lưu ký chứng khoán cũng đẩy mạnh hoạt động hợp tác song phương để tăng cường chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hợp tác hỗ trợ kỹ thuật trong hoạt động nghiệp vụ trong đó, nhiều hoạt động hợp tác song phương đã được triển khai hiệu quả, tiêu biểu nhất là các hoạt động với các đối tác Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Lào… đồng thời phát huy được vai trò và vị thế của Việt Nam với các bạn bè láng giềng truyền thống.

Thúc đẩy hợp tác đa phương với các cơ quan quản lý TTCK quốc tế

Sau một thời gian dài nỗ lực hoàn thiện các thủ tục và yêu cầu pháp lý chặt chẽ và phức tạp, tháng 9/2013, UBCK đã chính thức được ký kết Phụ lục A Biên bản Ghi nhớ đa phương của Tổ chức Quốc tế các ủy ban chứng khoán (MMoU IOSCO), trở thành thành viên đầy đủ của tổ chức này.

Đây là một cột mốc hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế của ngành chứng khoán Việt Nam. Sự tham gia của UBCK với IOSCO trong khuôn khổ MMoU này đã giúp thiết lập cơ chế hợp tác, hỗ trợ, trao đổi thông tin giữa Việt Nam với cơ quan quản lý TTCK các nước trên thế giới.

Ngoài ra, cột mốc này cũng giúp Việt Nam tham dự chủ động, tích cực với vị thế mới tại các cuộc họp thường niên của IOSCO cũng như trong các tiểu ban khu vực châu Á - Thái Bình Dương (APRC), Tiểu ban các thị trường mới nổi và tăng trưởng (GEMC). Các vấn đề về công nghệ tài chính mới và các vấn đề liên quan đến lợi ích/ vi phạm xuyên biên giới cũng như việc nâng cao năng lực cán bộ là những nội dung UBCKNN được hưởng lợi khi tham gia một cách tích cực trong khuôn khổ hợp tác IOSCO.

Thông qua việc ký kết và triển khai thực hiện MMoU IOSCO, danh tiếng và mức độ tín nhiệm của thị trường vốn Việt Nam được nâng cao, đồng thời tăng cường khả năng hấp dẫn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường cơ chế tham vấn các nước thành viên đối với các vấn đề phát sinh.

Bên cạnh đó, TTCK Việt Nam tận dụng được những kinh nghiệm về quản lý, tiết kiệm thời gian và nhân lực trên cơ sở kế thừa thành tựu khoa học của các nước đi trước; tăng khả năng thu hút đầu tư và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ.

Mảnh đất giàu tiềm năng cho các nhà đầu tư ngoại

ttck viet thoi hoi nhap cho nang han de phat huy suc manh
TTCK Việt Nam sẽ được nâng hạng khi thời cơ “đủ chín”

Để quảng bá TTCK Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài, UBCK đã tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư tại các quốc gia có thị trường tài chính lớn mạnh hàng đầu trên thế giới như: Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản (tháng 4/2014), Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hoa Kỳ (tháng 7/2015), Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản (tháng 8/2017); Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Hàn Quốc (tháng 4/2018),… thu hút sự quan tâm ngày một lớn của các nhà đầu tư quốc tế.

Có thể thấy, quá trình hội nhập khu vực và mở cửa thị trường đã, đang và sẽ mở ra cơ hội cho Việt Nam về thu hút đầu tư nước ngoài bao gồm cả đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua TTCK. Với sự khuyến khích của Chính phủ nới lỏng các điều kiện thủ tục cho nhà đầu tư nước ngoài, làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam gia tăng mạnh trong giai đoạn vừa qua, các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam thông qua các hoạt động M&A doanh nghiệp trong nước đã gia tăng đáng kể. Các chính sách mới đây của Việt Nam như việc thông qua các Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Kinh doanh Bất động sản…, việc nới rộng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty đại chúng trên TTCK đang góp phần thúc đẩy dòng vốn ngoại chảy vào Việt Nam.

Với triển vọng tích cực của nền kinh tế vĩ mô cùng sự phát triển ngày càng ổn định, chất lượng nghiệp vụ ngày một nâng cao và chính sách mở cửa, tạo điều kiện đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài, kỳ vọng TTCK Việt Nam sẽ là một điểm đến thực sự hấp dẫn trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Nhìn lại chặng đường 20 năm mở cửa hoạt động, TTCK Việt Nam đã vượt qua các thách thức, tạo dựng được một cơ sở nền tảng cơ bản, vững chắc, sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới của đất nước và hội nhập sâu rộng kinh tế quốc tế.

Nâng hạng thị trường: Còn “câu chuyện” là còn kỳ vọng

Có thể thấy, tất cả những điều kiện hội nhập đã được chuẩn bị khá chu tất. Tuy nhiên, khả năng vận động, chịu sức ép cũng như tiềm năng của thị trường đến đâu thì vẫn còn cần rất nhiều sự nỗ lực đặc biệt của Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN cũng như các nhà đầu tư nội tại trong các chính sách, hoạt động điều tiết... thị trường. Đó chính là yếu tố sau cùng để TTCK Việt Nam thoát khỏi vị trí thị trường cận biên như thời điểm hiện tại.

Nhìn nhận khách quan, nâng hạng lên thị trường mới nổi theo đánh giá của FTSE là điều đáng chờ đợi. Song, điều đáng chờ đợi hơn là việc được tổ chức MSCI đưa vào danh sách xem xét xếp hạng cho TTCK Việt Nam.

Còn nhớ hồi đầu năm 2019 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã phát đi thông điệp rằng Chính phủ sẽ nỗ lực tối đa duy trì đà tăng trưởng cao của nền kinh tế, giữ ổn định giá trị đồng Việt Nam và cân bằng các cán cân thanh toán lớn.

Trong niềm tin nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng, một số quỹ đầu tư lớn tại thời điểm đó đã cho biết, họ kỳ vọng sẽ thuận lợi hơn trong gọi vốn từ nhà đầu tư bên ngoài nhằm đón sóng nâng hạng TTCK Việt Nam trong thời gian tới.

Tuy nhiên ngày 27/9/2019 vừa qua, FTSE đã công bố kết quả kỳ đánh giá, xếp loại và phân hạng thị trường thường niên năm 2019.

Theo đó, không nằm ngoài dự đoán của BVSC, Việt Nam vẫn chưa được nâng hạng trong kỳ đánh giá lần này do thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ sự cải thiện lớn và rõ rệt nào từ thời điểm Việt Nam được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng trong kỳ đánh giá tháng 9 năm 2018.

Hiện tại, Việt Nam mới chỉ thỏa mãn 7 trên 9 yếu tố tiên quyết để có thể được nâng hạng. 2 yếu tố cần phải cải thiện là "Thanh toán - Ít khi xảy ra giao dịch thất bại" và "Thanh toán bù trừ".

Đặc biệt, trong lần này, FTSE hé lộ lý do tại sao yếu tố "Thanh toán bù trừ" vẫn bị đánh giá ở mức "Giới hạn". Đó là do quy định yêu cầu nhà đầu tư phải ký quỹ đủ tiền mới được thực hiện giao dịch mua chứng khoán, được hướng dẫn trong thông tư 203/2015/TT-BTC.

Đáng chú ý, đây cũng là lý do mà yếu tố "Thanh toán - Ít khi xảy ra giao dịch thất bại" bị đánh giá từ mức "Đạt" xuống mức "Không có thông tin" trong kỳ đánh giá tháng 3/2019.

Theo quan điểm của BVSC, điều này cho thấy việc khắc phục yếu tố này có ý nghĩa then chốt giúp Việt Nam sớm được nâng hạng trong kỳ đánh giá tới.

ttck viet thoi hoi nhap cho nang han de phat huy suc manh
Bất động sản hay rất nhiều ngành khác vẫn còn nguyên cơ hội hút đầu tư từ các quỹ ngoại
trong thời gian tới

Do đây là điều được hướng dẫn trong Thông tư nên việc thay đổi để đưa ra khắc phục không phải trải qua nhiều quy trình và mất nhiều thời gian như với trường hợp của Luật Chứng khoán (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2019 mới đó.

Do vậy, những thông tin mà FTSE đưa ra càng củng cố thêm quan điểm của BVSC về việc Việt Nam có thể được FTSE nâng hạng trong kỳ đánh giá năm 2020 khi Luật Chứng khoán (sửa đổi) đã được thông qua và khiếm khuyết được chỉ ra bởi FTSE trong kỳ đánh giá lần này có thể được khắc phục bởi Nghị định hoặc Thông tư mới do bộ Tài Chính ban hành.

Còn nguyên cơ hội đón “sóng” ngoại

Được biết, theo ghi nhận khách quan trước khi FTSE công bố kết quả kỳ đánh giá, xếp loại và phân hạng thị trường thường niên năm 2019, một số nhà phụ trách quản lý danh mục đầu tư của nhóm quỹ có quy mô trên 1 tỷ USD đã cho biết, Việt Nam có nhiều câu chuyện để hấp dẫn các nhà đầu tư lớn với nhiều cơ sở để thuyết phục nhà đầu tư ngoại rót vốn trong đó quan trọng nhất là sức hấp dẫn của TTCK Việt Nam.

Về ngắn hạn, định giá thị trường đang ở mức hấp dẫn, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam ổn định và tăng trưởng cao. Đầu tư ở giai đoạn này, P/E thị trường cuối năm 2019 ước chỉ khoảng 12 - 13 lần. Đây là mức rất hấp dẫn. Cùng với đó, tôi tin nếu MSCI chưa xem xét nâng hạng cho TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2019-2020 thì việc này cũng sẽ được xem xét vào năm 2021, tức là sẽ không quá lâu”, vị này nói.

Trong bối cảnh hiện tại, cơ hội để kiếm được mức lợi nhuận 10 - 15% cho danh mục lớn năm 2019 là không khó, nhất là khi các dòng tiền lớn sẽ từng bước thăm dò thị trường Việt Nam để đón sóng mới sau giai đoạn 2019 - 2020.

Với tầm nhìn đầu tư dài hạn khi nhiều quỹ ngoại đã và đang đặt kỳ vọng năm 2021 là bước ngoặt cho TTCK Việt, giai đoạn 2019 - 2020 được nhìn nhận sẽ là quãng thời gian để tích lũy cổ phiếu tốt.

ttck viet thoi hoi nhap cho nang han de phat huy suc manh Nhận diện các nhóm cổ phiếu tâm điểm năm 2020

TBCKVN - Giới phân tích đầu tư đang tỏ ra khá khó khăn khi tìm kiếm những “gương mặt” cổ phiếu tiềm năng để bổ sung ...

ttck viet thoi hoi nhap cho nang han de phat huy suc manh Bài 3: Cần tận dụng tốt ưu đãi từ các FTA để xuất khẩu

TBCKVN - Ngành dệt may đang khó đạt được tăng trưởng cao như kì vọng, ngoài lí do thương chiến Mỹ - Trung, còn có những ...

ttck viet thoi hoi nhap cho nang han de phat huy suc manh Bài 1: Bức tranh màu hồng, thực tế màu xám

TBCKVN - Thị giá nhiều cổ phiếu dệt may đã bứt phá trong nửa cuối năm 2018 song không đạt kỳ vọng trong năm 2019 ...

Quốc Trung