TS. Đinh Thế Hiển: Hết quý I/2023 lãi suất cho vay sẽ hạ nhiệt

Cập nhật: 11:02 | 30/11/2022 Theo dõi KTCK trên

TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, trong quý IV/2022, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ hoạt động ổn định và hết quý I/2023 lãi suất cho vay sẽ hạ nhiệt.

Chuyên gia Đinh Thế Hiển đánh giá, lãi suất cho vay hết quý I/2023 sẽ hạ nhiệt, còn khoảng 10-14%.
TS. Đinh Thế Hiển đánh giá, lãi suất cho vay hết quý I/2023 sẽ hạ nhiệt, còn khoảng 10-14%.

Tại Hội thảo "Ngành thủy sản 2023: Nhận diện thách thức và giải bài toán đơn hàng giảm, lãi suất tăng" tổ chức ngày 26/11, TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế - tài chính cho rằng, dòng vốn sẽ sớm bình thường trở lại.

TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, trong quý IV/2022, hệ thống ngân hàng thương mại sẽ hoạt động ổn định; quý I/2023 sẽ ổn định hệ thống trái phiếu doanh nghiệp và thị trường bất động sản. Đến quý II/2023, hệ thống tài chính, thương mại, dịch vụ sẽ ổn định, dòng vốn sẽ bình thường trở lại với doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.

Ông Hiển đánh giá, lãi suất cho vay hết quý I/2023 sẽ hạ nhiệt, còn khoảng 10-14%, nguồn vốn vào sản xuất từ quý I bắt đầu tốt và quý II năm sau sẽ tăng mạnh.

"Nhiều ngân hàng đang chờ sẵn chỉ tiêu cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh để đến quý I/2023 họ lập tức giải ngân. Dòng vốn sẽ bớt khó khăn, vì thế doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cố gắng chịu đựng, cùng lắm trong 4-5 tháng nữa, dòng vốn ngân hàng sẽ về ", ông Hiển cho hay.

Trước đó, trong năm 2022, nhiều ý kiến cho rằng cần nới room tín dụng lên 16%, đẩy mạnh cung tiền hệ thống liên ngân hàng và giải ngân vốn đầu tư công nhưng đến giờ phút này, chính phủ vẫn kiên định với chính sách cung tiền thận trọng để ưu tiên kiểm soát lạm phát, nhờ đó tăng CPI vẫn giữ được 4%.

Cũng theo TS. Đinh Thế Hiển, mặc dù trái phiếu doanh nghiệp thường được ca ngợi là kênh huy động vốn rất quan trọng, nhưng ông khẳng định trong giai đoạn hiện nay và ba năm tới, trái phiếu doanh nghiệp chỉ là một kênh dành cho công ty cổ phần đại chúng niêm yết chứ không phổ biến cho công ty sản xuất kinh doanh bình thường.

Giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam bình quân khoảng 7%/năm, tiêu dùng tăng trưởng bình quân 12 - 13%/năm, vẫn cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Năm 2021 - 2022, nguồn vốn bị kẹt lại là do vấn đề từ thị trường bất động sản.

Phân tích thêm về bối cảnh kinh tế vĩ mô năm 2023, ông Hiển chỉ ra rằng, chỉ tiêu tăng trưởng GDP mà Quốc hội đưa ra cho Chính phủ năm 2023 là 6,5%, cho thấy sự thận trọng, ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô chứ không phải tăng trưởng cung tiền, ngân hàng có tín dụng vừa phải.

Điều này phù hợp với đánh giá: "Năm 2023, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn một phần về vốn". Do đó, ông Hiển khuyến nghị các doanh nghiệp cần tập trung cho vốn lưu động, cắt các phần không cần thiết.

Cổ phiếu ngân hàng hồi phục ấn tượng, khối ngoại tiếp tục "gom hàng”

Phiên hôm nay (29/11) đã có thời điểm cổ phiếu ngân hàng chìm trong sắc đỏ, nhưng nhờ lực cầu trong phiên ATC giúp nhiều ...

Techcombank cấp vốn 1.500 tỷ đồng cho One Mount Distribution

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - HOSE: TCB) duyệt cấp tín dụng cho Công ty CP One Mount Distribution nhằm mục đích ...

SSI: NIM của Vietcombank sẽ giảm trong quý cuối năm

Theo SSI, Ngân hàng Vietcombank không có nhiều dư địa để cải thiện hệ số LDR do hệ số LDR (theo Thông tư 22) đã ...

Thu Thủy